ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ U LYMPHO LAN TỎA TẾ BÀO B LỚN TÁI PHÁT HOẶC KHÁNG TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY VÀ BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Vũ Thị Mai Hoa 1,, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha1
1 Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị và tỉ lệ biến chứng cấp, mãn của các phác đồ điều trị u lympho lan tỏa tế bào B lớn (DLBCL) tái phát hoặc kháng trị tại BV. Chợ Rẫy và BV. Truyền máu Huyết học. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 104 bệnh nhân (≥18 tuổi) được chẩn đoán DLBCL tái phát hoặc kháng trị tại BV Chợ Rẫy và BV Truyền máu Huyết học. Thiết kế nghiên cứu: hồi cứu và tiến cứu, mô tả loạt ca. Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn (CR) đạt 63,5% tại thời điểm giữa liệu trình và đạt 45,8% tại thời điểm kết thúc điều trị. OS, PFS-3 năm lần lượt là 37.5±3.9%, 18.3±4.4%. Ti lệ CR và OS ở nhóm người bệnh ghép tế bào gốc (GTBG) tự thân cao hơn nhóm không GTBG (p<0,05). Tỉ lệ CR, OS còn ở nhóm tái phát muộn cao hơn nhóm tái phát sớm và kháng trị; tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê. Các biến cố bất lợi chủ yếu là độc tính huyết học, tăng men gan và nhiễm trùng. Trong đó, phác đồ ESHAP±R và DHAP±R có độc tính huyết học cao hơn các phác đồ khác. Phác đồ DHAP±R có độc tính trên thận cao nhất với tỉ lệ tăng creatinin là 57,1%. Tỉ lệ tử vong có liên quan điều trị là 20,2% và 100% nguyên nhân tử vong này là do nhiễm trùng. Kết luận: Việc điều trị DLBCL tái phát hoặc kháng trị cho những kết quả khả quan, đặc biệt ở nhóm người bệnh được điều trị hóa trị kết hợp ghép tế bào gốc. Nhóm người bệnh tái phát muộn có tỉ lệ CR và OS cao hơn nhóm tái phát sớm và kháng trị. Tuy nhiên, tỉ lệ biến chứng huyết học và nhiễm trùng sau hóa trị khá cao do đó cần dự phòng giảm bạch cầu hạt, theo dõi chặt chẽ và phát hiện sớm, điều trị kịp thời biến chứng nhiễm trùng sau giảm bạch cầu hạt do hóa trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cheson, B. D., et al. (2007), "Revised response criteria for malignant lymphoma", J Clin Oncol. 25(5), pp. 579-86.
2. Gisselbrecht, C., et al. (2010), "Salvage regimens with autologous transplantation for relapsed large B-cell lymphoma in the rituximab era", J Clin Oncol. 28(27), pp. 4184-90.
3. Philip, T., et al. (1995), "Autologous bone marrow transplantation as compared with salvage chemotherapy in relapses of chemotherapy-sensitive non-Hodgkin's lymphoma", N Engl J Med. 333(23), pp. 1540-5.
4. Press, O. W., et al. (1991), "Treatment of relapsed non-Hodgkin's lymphomas with dexamethasone, high-dose cytarabine, and cisplatin before marrow transplantation", Journal of Clinical Oncology. 9(3), pp. 423-431.
5. Crump, M., et al. (2014), "Randomized comparison of gemcitabine, dexamethasone, and cisplatin versus dexamethasone, cytarabine, and cisplatin chemotherapy before autologous stem-cell transplantation for relapsed and refractory aggressive lymphomas: NCIC-CTG LY.12", J Clin Oncol. 32(31), pp. 3490-6.
6. Kluin-Nelemans, H. C., et al. (2001), "Standard chemotherapy with or without high-dose chemotherapy for aggressive non-Hodgkin's lymphoma: randomized phase III EORTC study", J Natl Cancer Inst. 93(1), pp. 22-30.
7. Martín, A., et al. (2008), "R-ESHAP as salvage therapy for patients with relapsed or refractory diffuse large B-cell lymphoma: the influence of prior exposure to rituximab on outcome. A GEL/TAMO study", Haematologica. 93(12), pp. 1829-36.
8. Ohmachi, K., et al. (2013), "Multicenter phase II study of bendamustine plus rituximab in patients with relapsed or refractory diffuse large B-cell lymphoma", J Clin Oncol. 31(17), pp. 2103-9.