KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH - BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG

Nguyễn Thị Huyền 1,, Nguyễn Thị Giang 1
1 Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Tuổi trung bình ở đối tượng nghiên cứu là 69,05 ± 11,405. Tỷ lệ bệnh nhân nam (79,69%) cao hơn nhiều so với nữ (20,31%). Trong số những yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân THA, chiếm tỷ lệ đa số là rối loạn lipid máu (87,5%), hút thuốc lá (65,6%) và kém hoạt động thể lực (59,4%), tiền sử đái tháo đường (51,6%), uống rượu bia (46,9%), ăn mặn (53,1%), thừa cân béo phì (53,1%). Có 87,5% bệnh nhân THA có rối loạn lipid máu kèm theo, trong đó tăng cholesterol và triglycerid là hai chỉ số có ý nghĩa thống kê trong mối liên quan với THA. Kết luận: Tất cả bệnh nhân THA trong mẫu nghiên cứu đều có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ tim mạch, trong đó bệnh nhân có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,44%. Số lượng yếu tố nguy cơ càng cao, tỷ lệ xuất hiện các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân THA càng lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015), Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 – 2025, tr.44 – 67.
2. Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế (2016), Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015, tr.1, 43.
3. Hồng Mùng Hai (2014), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên và kết quả can thiệp tại huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau năm 2014, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, số 8 (168) 2015 Số đặc biệt, tr.333.
4. Hoàng Đức Thuận Anh, Hoàng Đình Tuyên, Nguyễn Thanh Nga và CS (2013), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi tại huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Tạp chí y học thực hành (876), số 7/2013, tr.135-138.
5. Lê Đức Hạnh, Phạm Đình Thọ và CS, Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ, sự hiểu biết về bệnh và chế độ ăn ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tại bệnh viện quân đội 108, Tạp chí Y học Thực hành (859), Số 2/2013, tr.22-25.
6. Ngô Quý Châu, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Đạt Anh và CS (2012), Bệnh học nội khoa – tập 1, tr.169 – 175.
7. Nguyễn Lân Việt, Đỗ Doãn Lợi, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2008), Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng, chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr.1-31.
8. Nguyễn Thị Hồng Thúy (2013), Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp tại tỉnh Phú Yên, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tr.6.
9. Phạm Thế Xuyên (2019), Thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 45-64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí hiệu quả của biện pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y tế công cộng, tr 61.
10. Yeon Hwan Park, Misoon Song, Be-long Cho et al (2011), The effects of an intergrated heath education and exercise program in community-dwelling older aldults with hypertension: A randomized controled trial, Patient Education and Counseling, 82, pp.133-137.