ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI TÁN SỎI ĐƯỜNG MẬT XUYÊN GAN QUA DA BẰNG LASER DƯỚI HƯỚNG DẪN X-QUANG SỐ HOÁ XOÁ NỀN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả nội soi tán sỏi đường mật xuyên gan qua da (TSXGQD) bằng laser dưới hướng dẫn X-Quang số hoá xoá nền tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 3/2022 đến 8/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu các trường hợp được tán sỏi đường mật nội soi ống cứng đường xuyên gan qua da bằng laser dưới hướng dẫn X-Quang số hoá xoá nền tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 3/2022 đến 8/2022. Kết quả: 50 Bệnh nhân (BN) đạt tiêu chuẩn lựa chọn vào đối tượng nghiên cứu gồm 33 nữ (66%) và 17 nam (34%), tuổi trung bình 57,5 ± 16,8 tuổi. 41 BN (82%) có tiền sử phẫu thuật lấy sỏi mật, 25 BN có hẹp đường mật. Sỏi đơn độc trong ống mật chủ ở 16 BN (32%), 20 BN (40%) có sỏi đường mật trong và ngoài gan, các BN còn lại sỏi nằm trong đường mật trong gan phải, gan trái, kích thước trung bình sỏi đường mật trong gan 21,4 ± 12,4mm (min 5 mm – max 65mm) và sỏi ống mật chủ 22,7 ± 15,1mm (min 4mm - max 82mm). Kỹ thuật tán sỏi đường mật nội soi ống cứng với tỷ lệ cổng tán phù hợp với từng BN: 14Fr (12,3%), 16Fr (14,0%), 18Fr (73,7%) giúp tăng tỷ lệ sạch sỏi sau thủ thuật với tỷ lệ sạch sỏi trung bình cho sỏi trong và ngoài gan 97,8 ± 6,1%, tỷ lệ sạch sỏi trong ống mật chủ 100% và tỷ lệ sạch sỏi trong gan 96,7 ± 7,1%, thời gian tán sỏi thấp 46,6 ± 28,8 phút, thời gian nằm viện ngắn 5,9 ± 3,7 ngày và tỷ lệ tai biến thấp 7/50 BN chiếm 14%. Biến chứng mức độ vừa – nhẹ liên quan đến thủ thuật: 5 BN bị tràn dịch màng phổi phải mức độ ít; 1 BN sốt thoáng qua sau thủ thuật được điều trị kháng sinh và ổn định sau 3 ngày; 1 BN bị chảy máu đường mật được điều trị nội khoa ổn định. Kết luận: Kỹ thuật nội soi tán sỏi đường mật xuyên gan qua da (TSXGQD) bằng laser dưới hướng dẫn Xquang số hoá xoá nền là một kỹ thuật an toàn, hiệu quả trong điều trị sỏi đường mật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tán sỏi mật qua da bằng laser, sỏi đường mật.
Tài liệu tham khảo
2. Lee JH, Kim HW, Kang DH, et al. Usefulness of Percutaneous Transhepatic Cholangioscopic Lithotomy for Removal of Difficult Common Bile Duct Stones. Clin Endosc. 2013;46(1):65-70. doi:10.5946/ce.2013.46.1.65
3. Galetti F, De Moura Dth, Ribeiro Ib, et al. Cholangioscopy-guided lithotripsy vs. conventional therapy for complex bile duct stones: a systematic review and meta-analysis. Arq Bras Cir Dig ABCD. 33(1):e1491. doi:10.1590/0102-672020190001e1491
4. Wang P, Chen X, Sun B, Liu Y. Application of combined rigid choledochoscope and accurate positioning method in the adjuvant treatment of bile duct stones. Int J Clin Exp Med. 2015; 8(9):16550-16556.
5. Jeong EJ, Kang DH, Kim DU, et al. Percutaneous transhepatic choledochoscopic lithotomy as a rescue therapy for removal of bile duct stones in Billroth II gastrectomy patients who are difficult to perform ERCP. Eur J Gastroenterol Hepatol. 2009;21(12):1358-1362. doi:10.1097/MEG.0b013e328326caa1
6. Lamanna A, Maingard J, Tai J, Ranatunga D, Goodwin M. Percutaneous transhepatic Laser lithotripsy for intrahepatic cholelithiasis. Diagn Interv Imaging. 2019;100(12):793-800. doi:10.1016/j.diii.2019.05.007
7. Wang P, Sun B, Huang B, et al. Comparison Between Percutaneous Transhepatic Rigid Cholangioscopic Lithotripsy and Conventional Percutaneous Transhepatic Cholangioscopic Surgery for Hepatolithiasis Treatment. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 2016;26(1):54-59. doi:10.1097/SLE.0000000000000222
8. Huang MH, Chen CH, Yang JC, et al. Long-term outcome of percutaneous transhepatic cholangioscopic lithotomy for hepatolithiasis. Am J Gastroenterol. 2003;98(12):2655-2662. doi:10.1111/j.1572-0241.2003.08770.x