KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT KẾT HỢP NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG LẤY SỎI ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ SỎI TÚI MẬT KÈM SỎI ỐNG MẬT CHỦ

Đặng Quốc Ái 1,2,, Bùi Anh Hào 1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện E

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật kết hợp nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ điều trị bệnh lý sỏi túi mật kèm sỏi ống mật chủ là một lĩnh vức mới hiện nay. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị sỏi túi mật kết hợp sỏi ống mật chủ bằng cắt túi mật nội soi và nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 104 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi túi mật kết hợp sỏi ống mật chủ, được điều trị cắt túi mật nội soi và nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 6/2017 – 6/2022. Kết quả: Tổng số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 104 bao gồm 53 bệnh nhân nam và 51bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 55,69 ± 17,08. Triệu chứng lúc nhập viện có 97,1% đau bụng, 52,9% vàng da và 30,7% sốt. Tỷ lệ thực hiện thàng công kỹ thuật nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ kết hợp cắt túi mật nội soi 92,31%. Nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ có tỷ lệ thành công là 95,19%. Thời gian thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ trung bình là 52,08 ± 21,77 phút. Thời gian cắt túi mật nội soi là 57,57 ± 25,13 phút. Trong nhóm 96 bệnh nhân nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ kết hợp cắt túi mật nội soi thành công thì có 11 bệnh nhân gặp biến chứng, trong đó 9 bệnh nhân bị viêm tụy cấp và 2 bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa trên. Thời gian nằm viện trung bình của 96 bệnh nhân thực hiện thành công kỹ thuật là 9,15 ± 4,38 ngày. Kết luận: Cắt túi mật nội soi và nội soi mật tụy ngược dòng lấy sỏi ống mật chủ trong cùng 1 thời điểm để điều trị bệnh nhân sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ cho kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Housset C. Gallstone disease, towards a better understanding and clinical practice. Curr Opin Gastroenterol. 2018;34(2):57-58. doi:10.1097/ MOG.0000000000000425.
2. Mayumi T, Okamoto K, Takada T, et al. Tokyo Guidelines 2018: management bundles for acute cholangitis and cholecystitis. J Hepato-Biliary-Pancreat Sci. 2018;25(1):96-100. doi:10.1002/ jhbp.519.
3. Boni L, Huo B, Alberici L, et al. EAES rapid guideline: updated systematic review, network meta-analysis, CINeMA and GRADE assessment, and evidence-informed European recommendations on the management of common bile duct stones. Surg Endosc. 2022; 36(11):7863-7876. doi:10.1007/s00464-022-09662-4.
4. Hosseini S, Ayoub A, Rezaianzadeh A, et al. A survey on concomitant common bile duct stone and symptomatic gallstone and clinical values in Shiraz, Southern Iran. Adv Biomed Res. 2016; 5(1):147. doi:10.4103/2277-9175.187402.
5. Ghazal AH, Sorour MA, El-Riwini M, El-Bahrawy H. Single-step treatment of gall bladder and bile duct stones: A combined endoscopic–laparoscopic technique. Int J Surg. 2009; 7(4):338-346. doi:10.1016/j.ijsu.2009.05.005.
6. Jayaraj M, Mohan BP, Dhindsa BS, et al. Periampullary Diverticula and ERCP Outcomes: A Systematic Review and Meta-Analysis. Dig Dis Sci. 2019; 64(5):1364-1376. doi:10.1007/s10620-018-5314-y.
7. Friis C, Rothman JP, Burcharth J, Rosenberg J. Optimal Timing for Laparoscopic Cholecystectomy After Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography: A Systematic Review. Scand J Surg. 2018;107(2):99-106. doi:10.1177/ 1457496917748224.
8. Lee SJ, Choi IS, Moon JI, Choi YW, Ryu KH. Comparison of one-stage laparoscopic common bile duct exploration plus cholecystectomy and two-stage endoscopic sphincterotomy plus laparoscopic cholecystectomy for concomitant gallbladder and common bile duct stones in patients over 80 years old. J Minim Invasive Surg. 2022;25(1):11-17. doi:10.7602/jmis.2022.25.1.11