CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG HÀM MẶT TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT

Bùi Xuân Đạt1, Nguyễn Văn Dũng 2, Nguyễn Thị Hảo 3, Nguyễn Hoàng Thanh 4,
1 Bệnh viện Tâm thần Nghệ An
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện E
4 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chấn thương Gẫy xương hàm mặt (GXHM) là một tổn thương thường gặp trong bệnh cảnh chấn thương nói chung. Chấn thương dễ để lại những di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và tâm lý người bệnh (NB), gây tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống (CLCS). Mục tiêu: mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật chấn thương hàm mặt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 NB được PT GXHM tại Bệnh viện E từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2021. Đánh giá CLCS của NB bằng thang điểm OHIP-14 VN. Kết quả: Điểm trung bình CLCS theo thang điểm OHIP-14 VN tại thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng  là 10,83 ± 4,37 thấp hơn trước phẫu thuật 24,40 ± 10,37, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc sống kém giảm từ 85% trước phẫu thuật xuống còn 26,7% sau phẫu thuật 1 tháng. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương hàm mặt được cải thiện đáng kể sau phẫu thuật 1 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ologunde R. and McLeod N.M.H. (2018). Use of patient-reported outcome measures in oral and maxillofacial trauma surgery: a review. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 56(5), 371–379.
2. Lewandowski B., Szeliga E., Czenczek-Lewandowska E., et al. (2018). Comparison of oral-health-related quality of life in patients in the short- and long-term period following lower-facial injury and fractures – preliminary report. Dental and Medical Problems, 55(1), 57–62.
3. Sikora M., Chlubek M., Grochans E., et al. (2019). Analysis of Factors Affecting Quality of Life in Patients Treated for Maxillofacial Fractures. IJERPH, 17(1), 4.
4. Boljevic T., Vukcevic B., Pajic S., et al. (2019). Oral health-related quality of life of patients undergoing different treatment of facial fractures: The OHIP-14 questionnaire. Nigerian journal of clinical practice, 22, 1213–1217.
5. Soh C.L., Tan P.G., and Mohd Nor N. (2021). Oral health related quality of life after treatment in maxillofacial trauma patients. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, Medicine, and Pathology, 33(3), 267–271.
6. Conforte J.J., Alves C.P., Sánchez M. delP. R., et al. (2016). Impact of trauma and surgical treatment on the quality of life of patients with facial fractures. International Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 45(5), 575–581.
7. Omeje K.U., Adebola A.R., Efunkoya A.A., et al. (2015). Prospective study of the quality of life after treatment of mandibular fractures. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 53(4), 342–346.
8. Viozzi C.F. (2017). Maxillofacial and Mandibular Fractures in Sports. Clinics in Sports Medicine, 36(2), 355–368.