SO SÁNH KẾT QUẢ CẦM MÁU BẰNG KẸP CLIP VÀ KẸP CLIP KẾT HỢP VỚI TIÊM CẦM MÁU Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

Hoàng Văn Chương 1,, Nguyễn Thanh Nam 1, Nguyễn Công Long 1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng là một trong nguyên nhân phổ biến dẫn tới nhập viện liên quan đến bệnh lý tiêu hóa. Nội soi can thiệp kẹp clip là một phương pháp cầm máu an toàn với xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, đã có một vài thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá hiệu quả kẹp clip phối hợp với các phương pháp khác vẫn còn ít. Mục tiêu: So sánh kết quả can thiệp cầm máu giữa kẹp clip đơn thuần và kẹp clip kết hợp với tiêm cầm máu bằng adrenalin 1/10.000 ở bệnh nhân XHTH do loét dạ dày tá tràng. Phương pháp: Từ tháng 11/2016 đến tháng 9/2017, 50 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu với các mức độ forrest Ia, Ib, IIa, IIb được chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được tiến hành kẹp clip đơn thuần (N= 21) và nhóm thứ hai được kết hợp tiêm cầm máu adrenalin và kẹp clip (N=29). Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi ít nhất 72 giờ. Kết quả: Tất cả bệnh nhân đều được can thiệp qua nội soi ban đầu thành công. Trong vòng 72 giờ, có ba bệnh nhân (14,3%) bị xuất huyết tái phát trong nhóm kẹp clip đơn thuần và một bệnh nhân (3,4%) trong nhóm kết hợp. Tất cả bệnh nhân xuất huyết tái phát đều được tiến hành nội soi lần 2, ba bệnh nhân trong nhóm kẹp clip cầm máu thành công, tuy nhiên bệnh nhân thuộc nhóm kết hợp cầm máu thất bại sau đó chuyển phẫu thuật, không có bệnh nhân nào tử vong. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về khối lượng máu truyền, thời gian nằm viện, tỉ lệ phẫu thuật cấp cứu, tỉ lệ tử vong. Kết luận: Phương pháp kết hợp kẹp clip và tiêm cầm máu không chứng minh hiệu quả hơn so với kẹp clip đơn thuần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Gralnek I.M., Barkun A.N. và Bardou M. (2008). Management of Acute Bleeding from a Peptic Ulcer. New England Journal of Medicine, 359 (9), 928-937.
2. Trần Thị Thanh Hảo (2010). "Đánh giá kết quả tiêm cầm máu qua nội soi kết hợp rabeprazole (Rabeloc) tĩnh mạch liều cao ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét hành tá tràng", Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Sung J. Y., Barkun A., Kuipers E. J., et al. (2009). Intravenous esomeprazole for prevention of recurrent peptic ulcer bleeding: A randomized trial. Annals of Internal Medicine, 150 (7), 455-464.
4. Wang H. M., Tsai W. L., Yu H. C., et al. (2015). Improvement of Short-Term Outcomes for High-Risk Bleeding Peptic Ulcers With Addition of Argon Plasma Coagulation Following Endoscopic Injection Therapy: A Randomized Controlled Trial. Medicine (Baltimore), 94 (32), e1343.
5. Lê Hùng Vương (2006). "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nội soi của xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng", Luận án tiến sỹ y học,Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Nunoue T., Takenaka R., Hori K., et al. (2015). A Randomized Trial of Monopolar Soft-mode Coagulation Versus Heater Probe Thermocoagulation for Peptic Ulcer Bleeding. J Clin Gastroenterol, 49 (6), 472-476.
7. Quách Tiến Phòng (2015). Thang điểm Glasgow Blatchford cải tiến trong dự đoán kết cục lâm sàng ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 19 (5), 9-17.
8. Đặng Chiều Dương (2015). Đánh giá kết quả của tiêm, kẹp clip và esomeprazole (Nexium) trong điều trị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Tạp chí Y học Việt Nam, 11, 275-282.
9. Garcia-Iglesias P., Villoria A., Suarez D., et al. (2011). Meta-analysis: predictors of rebleeding after endoscopic treatment for bleeding peptic ulcer. Aliment Pharmacol Ther, 34 (8), 888-900.