KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ THANH QUẢN SAU CẮT THANH QUẢN BÁN PHẦN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Các phương pháp bảo tồn thanh quản trong phẫu thuật cắt thanh quản bán phần điều trị ung thư thanh quản hiện đang được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Kết quả điều trị cũng cho thấy rằng thành công của phẫu thuật cắt thanh quản bán phần không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết bệnh mà còn bảo tồn chức năng thanh quản và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản bán phần và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 38 bệnh nhân cắt thanh quản bán phần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM. Chất lượng cuộc sống được đánh giá bằng bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống EORTC-C30 và EORTC-H&N35. Kết quả: Chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân sau cắt thanh quản bán phần bị suy giảm mức độ nhẹ với điểm trung bình là 74,3 ± 24,9. Khía cạnh chức năng chỉ có vai trò xã hội bị suy giảm mức độ nhẹ. Chỉ số triệu chứng mất ngủ, rối loạn giọng nói, khả năng giao tiếp, suy giảm tình dục, ho và cảm giác bị ốm đều bị ảnh hưởng. Nhóm phẫu thuật mở có điểm trung bình của rối loạn giọng nói (52,9 ± 32,5) cao hơn hẳn nhóm vi phẫu laser (4,4 ± 6,1) với p < 0,005. Yếu tố tuổi > 60 làm tăng triệu chứng mất ngủ ở bệnh nhân này với p < 0,05. Nhóm có điều trị bổ túc bị ảnh hưởng về vai trò xã hội, hòa nhập xã hội và khó khăn tài chính nhiều hơn so với nhóm không điều trị với p < 0,05. Kết luận: Chất lượng cuộc sống chung của bệnh nhân sau cắt thanh quản bán phần bị suy giảm mức độ nhẹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chất lượng cuộc sống, cắt thanh quản bán phần, ung thư thanh quản
Tài liệu tham khảo
2. International Agency for Research on cancer. The Global Cancer Observatory Globocan 2020. Viet Nam. 2021:1-2.
3. Souza, F.G.R., Santos, I.C., Bergmann, A. et al (2020). Quality of life after total laryngectomy: impact of different vocal rehabilitation methods in a middle income country. Health Qual Life Outcomes,18, 92.
4. Maniaci A, Lechien JR, Caruso S, et al (2021). Quality of Life After Total LaryngectomyVoice-Related Quality of Life After Total Laryngectomy: Systematic Review and Meta-Analysis. J Voice, S0892-1997(21)00298-8.
5. Massaro N, Verro B, Greco G et al (2021). Quality of Life with Voice Prosthesis after Total Laryngectomy. Iran J Otorhinolaryngol, 33 (118):301-309.
6. Kemps GJF, Krebbers I, Pilz W, et al (2020). Affective symptoms and swallow-specific quality of life in total laryngectomy patients. Head Neck, 42(11):3179-3187.
7. Gökmen MF, Büyükatalay ZÇ, Beton S et al (2020). Functional and Oncological Outcomes of Open Partial Laryngectomy vs. Transoral Laser Surgery in Supraglottic Larynx Cancer. Turk Arch Otorhinolaryngol, 58(4):227-233.
8. Anh The Bui, Keven Seung Yong Ji, Canh Tuan Pham et al (2018). Longitudinal evaluation of quality of life in laryngeal cancer patients treated with surgery. Int J Surg, 58:65-70.
9. Luo C, Lv K, Liu Q, et al (2021). Comparison of laser microsurgery and open partial laryngectomy for T1-2 laryngeal cancer treatment. Ann Transl Med, 9(6):464.
10. Roh J.L., Kim D.H., Kim S.I et al (2007). Quality of life and voice in patients after laser cordectomy for Tis and T1 glottic carcinomas. Head Neck, 29:1010-1016.