ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HUYẾT ĐỘNG, TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ TĨNH MẠCH CÓ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH CHO NỘI SOI TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT CAO VÀ TIÊU HÓA HÀ NỘI

Đỗ Đình Tùng 1,, Trần Nguyễn Nhật 1, Trần Quang Hải 1, Lê Đức Thuận 1, Nguyễn Hoàng Việt Tuấn 1
1 Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phương pháp gây mê tĩnh mạch propofol kiểm soát nồng độ đích với thông khí hỗ trợ có nhiều ưu điểm so với không kiểm soát nồng độ đích, có thể áp dụng cho các can thiệp tiết niệu trung bình và ngắn, về trong ngày với hiệu quả khá cao. Nghiên cứu tiền cứu, mô tả lâm sàng có đối chứng, tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong thời gian từ tháng 02 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021, với cỡ mẫu 120 BN ASA I/II được lựa chọn cho can thiệp hệ tiết niệu có hoặc không về trong ngày, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm I (60BN) gây mê tĩnh mạch với propofol kiểm soát nồng độ đích (KSNĐĐ). Nhóm II (60BN) gây mê propofol bằng bơm điện thông thường không kiểm soát nồng độ đích. Theo nghiên cứu của chúng tôi: Mức giảm tần số tim trung bình của 2 nhóm là 24,2±9,6% và 26,4±9,8% theo thứ tự TCI/BTĐ. Số ca hạ HA và số ca phải sử dụng ephedrin nâng HA nhóm BTĐ đều nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm TCI: 30 ca (50%) so với 18 ca (30%) và 23 ca (38,3%) so với 12 ca (20%). Điểm an thần khi về phòng hồi tỉnh nhóm kiểm soát nồng độ đích cao hơn nhóm không kiểm soát nồng độ đích: 4,5 ± 0,7 điểm so với 4,2 ± 0,6 điểm (p<0,05). Không có sự khác biệt về các tác dụng không mong muốn và các biến chứng ở hậu phẫu giữa 2 nhóm nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Anh. Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp TCI bằng propofol trong phẫu thuât bụng. Sinh hoạt khoa học chuyên đề TCI những ứng dụng ban đầu ở Việt Nam. Huế. Tháng 3/2009.
2. Hoàng Văn Bách, Nguyễn Quốc Kính, Công Quyết Thắng. Khởi mê tĩnh mạch bằng kỹ thuật propofol - TCI kết hơp theo dõi độ mê bằng Entropy. Tạp chí y học thực hành, 2011;744, 11-13.
3. Nguyễn Quốc Khánh. Bước đầu so sánh gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có hay không kiểm soát theo nồng độ đích. Tài liệu hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề TCI trong gây mê hồi sức thế kỷ 21. Hà Nội. Tháng 5/2009.
4. Vũ Hoàng Phương. Ứng dụng TCI trong gây mê ngoài phòng mổ. Tài liệu hội thảo ứng dụng gây mê có kiểm soát nồng độ đích (TCI) trong thực hành lâm sàng. Hà Nội. Tháng 9/2011.
5. Gale T, Leslie K, Kluger M. Propofol anaesthesia via targetcontrolled infusion or manually controlled infusion: effects on the bispectral index as a measure of anaesthetic depth. Anaesth Intensive Care. Dec; 2001; 29 (6):579-84.
6. Guignard B, Dhonneur G, Kirov K, Waileck P, Margenet A, Duvaldestin P. Propofol- Alfentanil versus Propofol: effect on the awakening and the recovery of the swallowing reflex after general anesthesia for colonscopy. Agents and techniques of anesthesia; 1995;37: 6.
7. Nguyễn Văn Chừng. Sử dụng lâm sàng thuốc gây mê hồi sức. Nhà xuất bản Y học, 2004; 104-106.
8. Evans J.M., Davies W.L. Monitoring anaesthesia, Clin Anesth, 1984;2, 243 – 262.