XU HƯỚNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CHÍNH QUY ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Nguyễn Hoàng Long 1,, Ngô Xuân Long 2
1 Đại học VinUni
2 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khác với vai trò quản lý, người lãnh đạo là người dẫn dắt, gây ảnh hưởng và không nhất thiết giữ chức vụ. Quá trình đào tạo để phát triển năng lực lãnh đạo cần phải được tiến hành từ trong trường. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả phong cách lãnh đạo của sinh viên điều dưỡng chính quy. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 140 sinh viên điều dưỡng hệ chính quy trường Đại học Y dược Thái Nguyên. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phát vấn bằng bộ công cụ Leadership Style Questionnaire. Bộ công cụ giúp đánh giá xu thế về ba phong cách lãnh đạo là dân chủ, độc đoán và trao quyền. Tổng điểm của mỗi phong cách từ 0 đến 30 điểm. Điểm càng cao thể hiện đối tượng nghiên cứu có xu hướng thiên càng nhiều về phong cách lãnh đạo tương ứng đó. Kết quả: Điểm trung bình phong cách lãnh đạo lần lượt từ cao đến thấp là phong cách dân chủ (22,41 ± 2,47/30 điểm), phong cách độc đoán (20,09 ± 2,66/30 điểm), phong cách rảnh tay/trao quyền (18,45 ± 3,08/30 điểm). Điểm số giữa các phong cách có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có điểm trung bình ở mức xu thế cao với phong cách lãnh đạo dân chủ là 70,7%, với phong cách độc đoán là 45,0% và với phong cách rảnh tay/trao quyển là 30,0%. Kết luận: Sinh viên điều dưỡng có xu thế đi theo phong cách lãnh đạo dân chủ là mạnh nhân, sau đó là phong cách độc đoán, thấp nhất là phong cách rảnh tay/trao quyền. Tuy nhiên, điểm số cả ba phong cách này chỉ ở mức trung bình, cho thấy xu hướng không hoàn toàn rõ rệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Anh Đức và cộng sự (2021). Phong cách lãnh đạo của cán sự lớp hệ đào tạo chính quy tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tạp chí Công Thương. Số 5, tháng 3, năm 2021.
2. Bahreinian, M., Ahi, M., & Soltani, F. (2012). The relationship between personality type and leadership style of managers: A case study. Mustang Journal of Business and Ethics, 3, 94
3. Jodar I Solà, G., Gené I Badia, J., Hito, P. D., Osaba, M. A., & Del Val García, J. L. (2016). Self-perception of leadership styles and behaviour in primary health care. BMC health services research, 16(1), 572.
4. Perreault, D., Cohen, L. R., & Blanchard, C. M. (2016). Fostering transformational leadership among young adults: a basic psychological needs approach. International Journal of Adolescence and Youth, 21(3), 341-355
5. Peter G. N. (2009). Introduction to Leadership: Concepts and Practice.SAGE Publications, 2009
6. Peterson, T., & Peterson, C. (2012). What Managerial Leadership Behaviors do Student Managerial Leaders Need? An Empirical Study of Student Organizational Members. Journal of Leadership Education, 11(1), 102-120
7. Rodríguez, R. G., & Villarreal, A. (2003). Promoting student leadership on campus-Creating a culture of engagement. Intercultural Development Research Association Newsletter, May 2003