NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP HỆ THỐNG TUẦN HOÀN SAU TẠI KHOA CẤP CỨU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Điều trị bệnh nhân nhồi máu não do tắc hệ thống tuần hoàn sau vẫn còn nhiều thách thức. Dù đã phát triển kỹ thuật lấy huyết khối và mở rộng cửa sổ điều trị, tuy nhiên tỉ lệ tử vong và tàn phế vẫn còn khá cao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tổng kết 113 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp hệ tuần hoàn sau vào trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai nhằm đánh giá các phương pháp điều trị, thời gian nằm viện và kết cục sau 3 tháng của nhóm bệnh nhân này. Kết quả: Điều trị nội khoa đơn thuần chiếm phần lớn với 105 bệnh nhân, tỷ lệ 92,9%. Tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch áp dụng cho 4 bệnh nhân, chiếm 3,5%; Có 3 bệnh nhân được lấy huyết khối cơ học đường động mạch chiếm 2,7%. Một trường hợp được kết hợp tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch với lấy huyết khối cơ học đường động mạch chiếm 0,9%. Số ngày nằm viện từ 7 đến dưới 14 ngày chiếm nhiều nhất với 50,4%. Thời gian nằm viện trung bình là 12,8 ± 6,896 ngày, thấp nhất 2 ngày và cao nhất 35 ngày. Tỉ lệ tử vong 11,5%. Tỷ lệ tàn tật nặng theo điểm Rankin sửa đổi (4, 5 điểm) chiếm 22,1%. Tỷ lệ bệnh nhân khuyết tật nhẹ (mRS 0, 1, 2, 3 điểm) chiếm 66,3%. Kết luận: Nhồi máu não cấp hệ tuần hoàn sau có tỉ lệ tử vong và tàn tật còn cao. Việc chẩn đoán phát hiện sớm, phối hợp nhiều biện pháp điều trị sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu não tuần hoàn sau, tai biến mạch não (TBMN), tuần hoàn sau, mRS
Tài liệu tham khảo
2. Ozcan Ozdemir, Andrew Leung, Miguel Bussiére và các cộng sự. (2008), "Hyperdense Internal Carotid Artery Sign", Stroke, 39(7), tr. 2011-2016.
3. Lê Thị Mỹ (2015), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của nhồi máu não thuộc hệ động mạch sống - nền", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Lê Văn Bình (2012), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ của nhồi máu thân não", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội
5. Volker Puetz, Andrei Khomenko, Michael D Hill và các cộng sự. (2011), "Extent of hypoattenuation on CT angiography source images in basilar artery occlusion: prognostic value in the Basilar Artery International Cooperation Study", Stroke, 42(12), tr. 3454-3459.
6. Volker Puetz, PN Sylaja, Shelagh B Coutts và các cộng sự. (2008), "Extent of hypoattenuation on CT angiography source images predicts functional outcome in patients with basilar artery occlusion", Stroke, 39(9), tr. 2485-2490.
7. Gregory V Goldmakher, Erica CS Camargo, Karen L Furie và các cộng sự. (2009), "Hyperdense basilar artery sign on unenhanced CT predicts thrombus and outcome in acute posterior circulation stroke", Stroke, 40(1), tr. 134-139.