THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng trầm cảm và xác định một số yếu tố ảnh hưởng của học sinh tại hai trường trung học cơ sở ở thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1296 học sinh tại 2 trường trung học cơ sở tại Hà Nội năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm là 27% trong đó trầm cảm nhẹ và vừa đều chiếm 9,5%, trầm cảm nặng và rất nặng chiếm 4,9% và 3,1% tổng số học sinh. Nguy cơ trầm cảm ở khối lớp cuối cấp (lớp 8 và 9) cao gấp 1,73 lần so với khối đầu cấp (lớp 6 và 7). Học sinh nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 1,65 lần so với học sinh nam. Học sinh có mối quan hệ mâu thuẫn với bố mẹ có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn 3,82 lần so với các học sinh có mối quan hệ hoà hợp với bố mẹ với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Học sinh bị dọa dẫm, xúc phạm về tinh thần, không cảm thấy được yêu thương, bố mẹ ly thân, trong gia đình có người bị vấn đề sức khoẻ tâm thần có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn lần lượt là 2,2; 4,6; 1,7 và 2,7 lần so với nhóm còn lại. Kết luận: Tỉ lệ học sinh có vấn đề trầm cảm là 27% và chủ yếu là mức độ vừa và nhẹ. Học sinh nữ mắc nhiều hơn nam và khối lớp cuối cấp có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với đầu cấp. Yếu tố môi trường gia đình, các trải nghiệm cá nhân tiêu cực có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc trầm cảm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
yếu tố liên quan, trầm cảm, trung học cơ sở.
Tài liệu tham khảo
2. Centers for Disease Control and Prevention (2013). Children’s Mental Health New Report. Journal, 2, USA Government.
3. WHO (2005). Child and Adolescent Mental Health Policities and Plans. Mental Health Policy and Serivce Guidence Package, World Health Organization, Geneva.
4. Bahr Weiss, Minh Dang , Lam Trung , et al (2014). A Nationally Representative Epidemiological and Risk Factor Assessment of Child Mental Health in Vietnam. International Perspectives in Psychology, 3(3): 139–153.
5. Đoàn Vương Diễm Khánh, Đặng Thị Ngọc Tường, Đặng Thị Mộng Tuyền và cộng sự (2018). Tình hình stress và các yếu tố liên quan ở học sinh một số trường trung học phổ thông tại thành phố Huế. Tạp chí Y học Việt Nam, 471(10): 163-170.
6. Danh Thành Tín, Lê Minh Thuận, Huỳnh Ngọc Thanh (2021). Tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm của học sinh Trường THPT chuyên Vị Thanh Tỉnh Hậu Giang và các yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu Y học TP. Hồ Chí Minh, 25 (2): 161-167.
7. V J Felitti , R F Anda, D Nordenberg, et al (1998). Relationship of childhood abuse and household dysfunction to many of the leading causes of death in adults. The Adverse Childhood Experiences (ACE) Study. Am J Prev Med, 14(4):245-58.
8. Khalid S Al-Gelban (2007), Depression, anxiety and stress among Saudi adolescent school boys. Perspectives in Public Health. 127 (1): 33-7.
9. Ngô Văn Mạnh, Phạm Thị Hương Ly (2020). Thực trạng lo âu, trầm cảm ở học sinh lớp 12 tại 2 Trường Trung học Phổ thông của Thành phố Thái Bình năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 506 (2): 126-131.
10. Lê Thị Vũ Huyền, Đỗ Nhật Phương (2020). Rối loạn lo âu ở học sinh Trường Phổ thông Trung học Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội năm học 2018 - 2019 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu y học,130(6): 200-209.