BIỂU HIỆN VÀ TINH SẠCH NHÂN TỐ PHIÊN MÃ NF- κB P65 CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TẾ BÀO VẬT CHỦ E. coli ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG SÀNG LỌC CHẤT ỨC CHẾ UNG THƯ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhân tố NF-κB p65 tham gia điều hòa biểu hiện hàng loạt gen miễn dịch của tế bào của người. Sự biểu hiện quá mức của NF- κB p65 có liên quan đến nhiều bệnh ung thư. Việc tìm các chất ức chế đặc hiệu NF-κB p65 là hướng đi có nhiều hứa hẹn trong điều trị các loại ung thư liên quan đến con đường tín hiệu NF-κB. Để sàng lọc in vitro các chất ức chế đặc hiệu NF-κB p65 thì việc biểu hiện lượng lớn nhân tố phiên mã này là hết sức cần thiết. Mục tiêu: tối ưu domain liên kết DNA của gen mã hóa NF-κB p65 của người, nhân dòng và biểu hiện trong E. coli định hướng ứng dụng sàng lọc chất ức chế ung thư. Phương pháp: đoạn gen mã hóa domain liên kết với ADN đích của nhân tố phiên mã NF-κB p65 của người được tối ưu mã bộ ba, nhân dòng và biểu hiện trong vi khuẩn E. coli BL21(DE3) sau đó tinh sạch bằng sắc ký ái lực sử dụng hạt niken. Kết quả: gen mã hóa domain liên kết ADN của nhân tố phiên mã NF-κB p65 ở người được tối ưu mã bộ ba thành công. Kết quả biểu hiện ở E. coli cho thấy NF-κB p65 được biểu hiện thành công ở nhiệt độ 20oC và 37oC với nồng độ chất cảm ứng IPTG là 100 µM. Mức độ biểu hiện cao với 50 mg protein tái tổ hợp thu được từ một lít dung dịch LB nuôi cấy. NF-κB p65 tái tổ hợp được tinh sạch với độ tinh sạch cao sử dụng phương pháp sắc ký ái lực với cột niken. Có thể sản xuất lượng lớn NF-kB p65 tái tổ hợp để sử dụng cho sàng lọc và thử nghiệm các chất ức chế ung thư nhằm mục đích điều trị các bệnh ung thư liên quan đến rối loạn biểu hiện NF-κB p65. Kết luận: Gen mã hóa nhân tố phiên mã NF-κB p65 được nhân dòng và biểu hiện thành công trong vi khuẩn E. coli BL21(DE3). Mức độ biểu hiện NF-κB p65 tái tổ hợp khá cao có thể ứng dụng trong nghiên cứu và sàng lọc các loại chất ức chế các bệnh ung thư liên quan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhân tố phiên mã, NF-κB, p65, biểu hiện gen, protein tái tổ hợp, sắc ký ái lực với niken
Tài liệu tham khảo
2. Hayden, M.S., A.P. West, and S. Ghosh, NF-kappaB and the immune response. Oncogene, 2006. 25(51): p. 6758-80.
3. Sovak, M.A., et al., Aberrant nuclear factor-kappaB/Rel expression and the pathogenesis of breast cancer. J Clin Invest, 1997. 100(12): p. 2952-60.
4. Hagemann, T., et al., Macrophages induce invasiveness of epithelial cancer cells via NF-kappa B and JNK. J Immunol, 2005. 175(2): p. 1197-205.
5. Wang, W., et al., Overexpression of urokinase-type plasminogen activator in pancreatic adenocarcinoma is regulated by constitutively activated RelA. Oncogene, 1999. 18(32): p. 4554-63.
6. Shukla, S., et al., Nuclear factor-kappaB/p65 (Rel A) is constitutively activated in human prostate adenocarcinoma and correlates with disease progression. Neoplasia, 2004. 6(4): p. 390-400.
7. Xia, Y., S. Shen, and I.M. Verma, NF-kappaB, an active player in human cancers. Cancer Immunol Res, 2014. 2(9): p. 823-30.
8. Thompson, J.D., D.G. Higgins, and T.J. Gibson, CLUSTAL W: improving the sensitivity of progressive multiple sequence alignment through sequence weighting, position-specific gap penalties and weight matrix choice. Nucleic Acids Res, 1994. 22(22): p. 4673-80.