NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG DUNG NẠP VỚI GẮNG SỨC Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH BẰNG ĐIỆN TÂM ĐỒ GẮNG SỨC THẢM CHẠY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát khả năng dung nạp với gắng sức ở bệnh nhân (BN) đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ) bằng điện tâm đồ gắng sức thảm chạy và tìm hiểu giá trị của VO2max trong dự báo tổn thương tắc nghẽn hoàn toàn mạn tính và/hoặc tổn thương nhiều nhánh ĐMV ở các BN ĐTNÔĐ. Đối tượng và phương pháp: Trong thời gian 5 năm (2014-2018), 205 BN ĐTNÔĐ khám ngoại trú tại Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai được đưa vào nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân đều được làm ĐTĐ 12 chuyển đạo, siêu âm tim, ĐTĐ gắng sức thảm chạy, chụp động mạch vành (ĐMV) chọn lọc qua da. Kết quả: Mức độ đau ngực theo Hội Tim Mạch Canada (CCS) độ II và độ I chiếm tỷ lệ cao (tương ứng là 62,9% và 21,9%). Nghiệm pháp gắng sức dương tính chiếm 18,0%. Tỷ lệ hẹp ĐMV có ý nghĩa khi chụp ĐMV chọn lọc là 25,9%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các BN hẹp ≥50% ĐMV và các BN không có hẹp ý nghĩa ĐMV về thời gian gắng sức trung bình, tỷ lệ % đạt 85% tần số tim lý thuyết tối đa, khả năng gắng sức tối đa (MET), tiêu thụ oxy tối đa (VO2max) và tỷ lệ xuất hiện đau ngực, biến đổi ST trên ĐTĐ, đáp ứng kém về nhịp tim, rối loạn nhịp tim/rối loạn dẫn truyền trong khi làm nghiệm pháp gắng sức ĐTĐ thảm chạy. Tiêu thụ oxy tối đa (VO2max), thời gian gắng sức và khả năng gắng sức tối đa tính bằng MET có mối liên quan chặt chẽ với sự có mặt của bệnh nhiều nhánh/tắc nghẽn hoàn toàn mạn tính ĐMV với tỷ suất chênh tương ứng lần lượt là OR 4,2 (95%CI:1,3-7,3), OR 1,2 (95% CI: 1,1-4,6), OR 3,4 (95% CI 1,5-8,2). VO2max với (điểm cắt 32,6 ml/kg/phút, AUC 0,709, p<0,001) có giá trị dự báo mạnh hơn so với thời gian gắng sức (điểm cắt 312,4 giây, AUC:0,521, p<0,05) và khả năng gắng sức tối đa (điểm cắt 6,3 MET, AUC:0,617, p<0,05). Kết luận: Các BN hẹp ĐMV >50% có khả năng dung nạp với gắng sức (tỷ lệ đạt 85% tần số tim lý thuyết tối đa, VO2max, khả năng gắng sức tối đa, thời gian gắng sức) kém hơn so với các BN không có hẹp ý nghĩa ĐMV. VO2max là thông số có giá trị dự báo mức độ nặng của bệnh ĐMV ở các BN ĐTNÔĐ mạnh hơn so thời gian gắng sức và khả năng gắng sức tối đa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đau thắt ngực ổn định, bệnh động mạch vành ổn định, tiêu thụ oxy tối đa, khả năng gắng sức.
Tài liệu tham khảo
2. Gerald F. Fletcher, MD, FAHA, Chair; Philip A. Ades, MD, Co-Chair; Paul Kligfield, MD, FAHA, Co-Chair; Ross Arena, PhD, PT, FAHA; Mark A. Williams, PhD et al; on behalf of the American Heart Association Exercise, Cardiac Rehabilitation, and Prevention Committee of the Council on Clinical Cardiology, Council on Nutrition, Physical Activity and Metabolism, Council on Cardiovascular and Stroke Nursing, and Council on Epidemiology and Prevention. Exercise Standards for Testing and Training. A Scientific Statement From the American Heart Association. Circulation. 2013;128:873–934
3. McNeer JF, Margolis JR, Lee KL, et al. The role of the exercise test in the evaluation of patients for ischemic heart disease. Circulation. 1978;57: 64 –70.
4. Balady GJ, Arena R, Sietsema K, Myers J, Milani RV et al; on behalf of the American Heart Association Exercise, Cardiac Rehabilitation, and Prevention Committee of the Council on Clinical Cardiology; Council on Epidemiology and Prevention; Council on Peripheral Vascular Disease; and Interdisciplinary Council on Quality of Care and Outcomes Research. Clinician’s Guide to cardiopulmonary exercise testing in adults: a scientific statement from the American Heart Association. Circulation. 2010;122:191–225.
5. G.B. John Mancini, Gilbert Gosselin, Benjamin Chow et al. Canadian Cardiovascular Society Guidelines for the Diagnosis and Management of Stable Ischemic Heart Disease. Canadian Journal of Cardiology 30 (2014): 837-849
6. H ItohA TajimaA Koike, K Kato. Oxygen uptake abnormalities during exercise in coronary artery disease. September 2001. European Heart Journal 22:34-34
7. Luc Vanhees, Robert Fagard, Antoon Amery et al. Prognostic significance of peak exercise capacity in patients with coronary artery disease. Journal of the American College of Cardiology, Volume 23, Issue 2, February 1994
9. Kodama S, Saito K, Tanaka S, Maki M, Yachi Y, Asumi M, Sugawara A, Totsuka K, Shimano H, Ohashi Y, Yamada N, Sone H. Cardiorespiratory fitness as a quantitative predictor of all-cause mortality and cardiovascular events in healthy men and women: a meta-analysis. JAMA. 2009;301:2024-2035
10. Williams PT. Physical fitness and activity as separate heart disease risk factors: a meta-analysis. Med Sci Sport Exerc. 2001;33:754–761.