MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Xuân Cương Bùi 1,, Văn Hệ Đồng 2
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân chấn thương sọ não (CTSN) điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu dựa trên 1002 bệnh nhân CTSN điều trị tại bệnh viện Việt Đức từ  tháng 01/03/2020 đến 31/08/2020. Kết quả: Trong tổng số 1002 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, bao gồm 787 (78.5%) bệnh nhân nam và 215 (21.5%) bệnh nhân nữ. Độ tuổi trung bình là 38.66 +19.30 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao thông (69,96%), tai nạn sinh hoạt (18,96%), tai nạn lao động (13,1%)  bệnh nhân. Trên 90% bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông có liên quan đến xe máy. Phương tiện giao thông bệnh nhân sử dụng: 79.32% người đi xe máy, 9.43% người đi bộ và 5.28% người đi xe đạp, trong khi xe máy điện/ xe đạp điện là 3.85% bệnh nhân. Có 34.38% bệnh nhân TNGT  sử dụng rượu, 44.78% bệnh nhân có sử dụng mũ bảo hiểm. Từ 20-40 tuổi chiếm 42,23% tổng số bệnh nhân CTSN và 58.92% bệnh nhân sử dụng rượu. Sự phân bố mức độ CTSN  dựa trên thang điểm Glasgow: CTSN  nhẹ chiếm 59.58%, CTSN vừa 18.66% và  CTSN nặng là 21.76%. Có 36.9% bệnh nhân được điều trị phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân sống khi ra viện là 86.3% bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong tăng ở nhóm > 60 tuổi, nhóm CTSN từ vừa tới nặng và nhóm không sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Kết luận: Điều cần thiết là thực thi luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe gắn máy và nghị định 100 về phòng chống rượu bia khi tham gia giao thông cũng như có chương trình phòng chống ngã cho người cao tuổi để ngăn ngừa chấn thương sọ não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Majdan M, Plancikova D, Brazinova A, et al. Epidemiology of traumatic brain injuries in Europe: a cross-sectional analysis. The Lancet Public Health. 2016;1(2):e76-e83.
2. Gao G, Wu X, Feng J, et al. Clinical characteristics and outcomes in patients with traumatic brain injury in China: a prospective, multicentre, longitudinal, observational study. The Lancet Neurology. 2020;19(8):670-677.
3. Olesen J, Gustavsson A, Svensson M, et al. The economic cost of brain disorders in Europe. European journal of neurology : the official journal of the European Federation of Neurological Societies. 2012;19:155-162.
4. Wu X, Hu J, Zhuo L, et al. Epidemiology of traumatic brain injury in eastern China, 2004: a prospective large case study. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 2008;64(5):1313-1319.
5. Seesen M, Siviroj P, Sapbamrer R, Morarit S. High blood alcohol concentration associated with traumatic brain injury among traffic injury patients during New Year festivals in Thailand. Traffic injury prevention. 2019;20(2):115-121.
6. Hsu I-L, Li C-Y, Chu D-C, Chien L-C. An Epidemiological Analysis of Head Injuries in Taiwan. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2018;15(11):2457.
7. Pozzato I, Tate RL, Rosenkoetter U, Cameron ID. Epidemiology of hospitalised traumatic brain injury in the state of New South Wales, Australia: a population-based study. Australian and New Zealand journal of public health. 2019;43(4):382-388.
8. Hotz GA, Cohn SM, Popkin C, et al. The impact of a repealed motorcycle helmet law in Miami-Dade County. Journal of Trauma and Acute Care Surgery. 2002;52(3):469-474.