PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THÂM NHẬP NHỰA Ở BỆNH NHÂN KÉM KHOÁNG HÓA RĂNG HÀM LỚN VÀ RĂNG CỬA (MIH): BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP

Nguyễn Phương Huyền 1,, Trần Anh Tuấn 2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bối cảnh: Tổn thương kém khoáng hóa răng hàm lớn và răng cửa (MIH) được định nghĩa là “Tổn thương ranh giới rõ, khiếm khuyết chất lượng men phát triển từ nguồn gốc hệ thống tại một hoặc nhiều răng hàm lớn vĩnh viễn có thể bao gồm răng cửa”. Bệnh căn của MIH vẫn chưa rõ nhưng được cân nhắc là một tình trạng đa nguyên nhân. Phương pháp thâm nhập nhựa cung cấp một phương án điều trị xâm lấn tối thiểu, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ và điều trị cho các răng trước có đốm trắng đổi màu nhưng chưa hình thành tổn thương sâu răng của bệnh nhân. Mục đích: Để báo cáo kết quả điều trị mảng màu ở răng mắc MIH bằng phương pháp thâm nhập nhựa, đem lại kết quả thẩm mỹ. Phương pháp: Chúng tôi báo cáo về một trường hợp bệnh nhân nữ 16 tuổi người Việt Nam, đến khám với phàn nàn chính về việc răng nhạy cảm, khó khăn trong ăn nhai và đổi màu ở răng cửa giữa hàm trên bên phải từ khi mọc. Phương án điều trị được đề xuất cho bệnh là phương pháp thâm nhập nhựa – một phương án điều trị bảo tồn. Kết quả: Bệnh nhân hài lòng với kết quả thẩm mỹ và không xâm lấn khi điều trị bằng phương pháp thâm nhập nhựa. Kết luận: Phương pháp thâm nhập nhựa cung cấp một lựa chọn điều trị không xâm lấn cho các tổn thương đốm trắng gây ra bởi tình trạng kém khoáng hóa răng hàm lớn và răng cửa (MIH) với sự hài lòng cao của bệnh nhân như ca lâm sàng trong bài báo cáo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bekes, K., Molar Incisor Hypominelization - A Clinical Guilde to Diagnosis and Treatment. 2020, Vienna, Austria: Department of Paediatric Dentistry- University Clinic of Dentistry, Medical University of Vienna
2. Lygidakis, N.A., et al., Best clinical practice guidance for clinicians dealing with children presenting with molar-incisor-hypomineralisation (MIH): an updated European Academy of Paediatric Dentistry policy document. European Archives of Paediatric Dentistry, 2021.
3. Alaluusua, S., Aetiology of Molar-Incisor Hypomineralisation: A systematic review. European Archives of Paediatric Dentistry, 2010. 11(2): p. 53-58.
4. Steffen, R., N. Krämer, and K. Bekes, The Würzburg MIH concept: the MIH treatment need index (MIH TNI). European Archives of Paediatric Dentistry, 2017. 18(5): p. 355-361.
5. Bahadır, H.S., G. Karadağ, and Y. Bayraktar, Minimally Invasive Approach for Improving Anterior Dental Aesthetics: Case Report with 1-Year Follow-Up. Case Reports in Dentistry, 2018. 2018: p. 4601795.
6. Padavala, S. and G. Sukumaran, Molar Incisor Hypomineralization and Its Prevalence. Contemp Clin Dent, 2018. 9(Suppl 2): p. S246-s250.
7. Elfrink, M.E.C., et al., Standardised studies on Molar Incisor Hypomineralisation (MIH) and Hypomineralised Second Primary Molars (HSPM): a need. European Archives of Paediatric Dentistry, 2015. 16(3): p. 247-255.
8. Bhandari, R., et al., Concealment effect of resin infiltration on incisor of Grade I molar incisor hypomineralization patients: An in vivo study. 2018. 21(4): p. 450-454.
9. Fayle, S.J.E.J.o.P.D., Molar incisor hypomineralisation: restorative management. 2003. 4: p. 121-126.
10. Cocco, A., et al., Treatment of fluorosis spots using a resin infiltration technique: 14-month follow-up. 2016. 41(4): p. 357-362.