PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HAI THẤT CHO BỆNH LÝ GIÁN ĐOẠN QUAI ĐỘNG MẠCH CHỦ KÈM THEO TẮC NGHẼN ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Bệnh lý gián đoạn quai động mạch chủ kèm theo thông liên thất và hẹp đường thoát tâm thất trái là bệnh tim bẩm sinh rất nặng với tiên lượng khó khăn. Nghiên cứu này đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất, bao gồm sửa chữa quai và eo động mạch chủ kèm theo vá lỗ thông liên thất và có can thiệp tổn thương hẹp đường ra thất trái trong quá trình phẫu thuật, cho các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh gián đoạn quai động mạch chủ kèm theo lỗ thông liên thất và hẹp đường thoát tâm thất trái. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 10 năm 2020, các bệnh nhân được chẩn đoán gián đoạn quai động mạch chủ-thông liên thất-hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau, được phẫu thuật tim hở 1 thì sửa chữa hai thất được nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: 35 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu hồi cứu, trong đó có 24 bệnh nhân nam và 11 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 29 ngày (IQR, 15-54 ngày), cân nặng trung bình của các bệnh nhân khi phẫu thuật là 3.4 kg (IQR, 2.2-4.5 kg). Kích thước đường kính đường ra thất trái trung bình trước phẫu thuật là 4.3 mm (IQR, 3-8 mm), và Z-score trung bình của van động mạch chủ là -3 (IQR, -5.3 - -1.2). Có 14 bệnh nhân (40%) có sốc tim khi nhập viện. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình của nhóm nghiên cứu là 88.6 ± 16.3 phút, thời gian chạy máy trung bình là 119.5 ± 21.6 phút, thời gian tưới máu não chọn lọc trung bình là 32.2 ± 10.5 phút. Có 12 bệnh nhân (34.3%) được cắt vách nón, và 23 bệnh nhân (65.7%) được khâu kéo vách nón sang phải nhằm mở rộng đường ra thất trái. 4 bệnh nhân (11.4%) được vá mở rộng quai động mạch chủ trong quá trình phẫu thuật, và 31 bệnh nhân được tạo hình quai động mạch chủ tận bên mở rộng không sử dụng miếng vá. Không có bệnh nhân nào có tổn thương van động mạch chủ hoặc tổn thương đường dẫn truyền cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn sau phẫu thuật. Có 4 bệnh nhân (11.4%) trong nhóm nghiên cứu tử vong sớm tại bệnh viện sau phẫu thuật, không có bệnh nhân tử vong muộn trong thời gian theo dõi. Có 7 bệnh nhân cần mổ lại do hẹp đường ra thất trái sau phẫu thuật. Tỷ lệ sống sót và tỷ lệ sống sót không cần mổ lại sau phẫu thuật ở thời điểm 5 năm lần lượt là 88.2% và 20.7%. Kết luận: Phẫu thuật 1 thì sửa chữa hai thất điều trị bệnh gián đoạn quai động mạch chủ-thông liên thất-hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau là an toàn và hiệu quả. Mổ lại do hẹp đường ra thất trái là nguyên nhân chính đối với chỉ định mổ lại sau phẫu thuật sửa toàn bộ, và các bệnh nhân gián đoạn quai động mạch chủ-thông liên thất-hẹp đường ra thất trái cần được tiếp tục theo dõi sát và lâu dài sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gián đoạn quai động mạch chủ, thông liên thất, hẹp đường ra thất trái, phẫu thuật 1 thì sửa hai thất.
Tài liệu tham khảo
2. McCrindle BW, Tchervenkov CI, Konstantinov IE, William G. Williams, Neirotti RA, Jacobs ML, et al. Risk factors associated with mortality and interventions in 472 neonates with interrupted aortic arch: A Congenital Heart Surgeons Society study. J Thorac Cardiovasc Surg. 2005 Feb;129(2):343–50.
3. Jegatheeswaran A, McCrindle BW, Blackstone EH, Jacobs ML, Lofland GK, Austin EH, et al. Persistent risk of subsequent procedures and mortality in patients after interrupted aortic arch repair: A Congenital Heart Surgeons’ Society study. J Thorac Cardiovasc Surg. 2010 Nov;140(5):1059-1075.e2.
4. Luciani GB, Ackerman RJ, Chang AC, Wells WJ, Starnes VA. One-stage repair of interrupted aortic arch, ventricular septal defect, and subaortic obstruction in the neonate: A novel approach. J Thorac Cardiovasc Surg. 1996 Feb;111(2):348–58.
5. Bove EL. The management of severe subaortic stenosis, ventricular septal defect, and aortic arch obstruction in the neonate. J Thorac Cardiovasc Surg. 1993 Feb;105(2):289-95; discussion 295-6. PMID: 8429657.
6. Geva T, Hornberger LK, Sanders SP, Jonas RA, Ott DA, Colan SD. Echocardiographic predictors of left ventricular outflow tract obstruction after repair of interrupted aortic arch. J Am Coll Cardiol. 1993 Dec;22(7):1953–60.