ĐÁNH GIÁ CÁC CẤU TRÚC GIẢI PHẪU TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY XOANG TRONG BILAN TRƯỚC PHẪU THUẬT NỘI SOI XOANG TRÁN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá các cấu trúc giải phẫu quan trọng trên cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) trong bilan trước phẫu thuật nội soi (PTNS) xoang trán ở bệnh nhân viêm xoang mạn tính (VXMT)). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân viêm xoang mạn (VXM) được chụp MSCT xoang đồng thời được phẫu thuật nội soi (PTNS) xoang. Sau đó quan sát, ghi nhận và đánh giá các cấu trúc giải phẫu quan trọng trong bilan trước phẫu thuật xoang trán. Kết quả: Từ tháng 09/2020 đến tháng 9/2022, có 200 bệnh nhân VXM được chụp MSCT xoang, được PTNS xoang tại bệnh viện Đại học Y Hà nội. Trong số này, có 13 bệnh nhân có biến đổi giải phẫu mỏm móc, chiếm tỷ lệ 6,5% tổng số bệnh nhân nghiên cứu. Có 170 bệnh nhân có tế bào đê mũi (Agger Nasi) chiếm 85%. Động mạch sàng trước ở vị trí không an toàn bên phải thấy trên 54 bệnh nhân, chiếm 27% và bên trái thấy trên bên 55 bệnh nhân, chiếm 27,5%. Kết luận: Các cấu trúc giải phẫu quan trọng cần đánh giá trước phẫu thuật nội soi xoang trán bao gồm bất thường mỏm móc, tế bào đê mũi và vị trí động mạch sàng trước. Các cấu trúc này có thể thấy rất rõ trên MSCT. Việc phát hiện và đánh giá các cấu trúc này trên cắt lớp vi tính đa dãy có vai trò quan trọng cho bilan trước PTNS xoang trán.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
cấu trúc giải phẫu xoang, cắt lớp vi tính đa dãy xoang, phẫu thuật xoang trán
Tài liệu tham khảo
2. Bradley DT, Kountakis SE. The role of agger nasi air cells in patients requiring revision endoscopic frontal sinus surgery. Otolaryngol--Head Neck Surg Off J Am Acad Otolaryngol-Head Neck Surg. 2004; 131(4): 525-527. doi: 10.1016/j.otohns.2004.03.0383.
3. Bolger WE, Butzin CA, Parsons DS. Paranasal sinus bony anatomic variations and mucosal abnormalities: CT analysis for endoscopic sinus surgery. The Laryngoscope. 1991;101(1 Pt 1):56-64.doi:10.1288/00005537-199101000-00010
4. Souza SA, Souza MMA de, Gregório LC, Ajzen S. Anterior ethmoidal artery evaluation on coronal CT scans. Braz J Otorhinolaryngol. 2009; 75 (1):101-106. doi:10.1016/s1808-8694 (15) 30839-9
5. Simmen D, Raghavan U, Briner HR, Manestar M, Schuknecht B, Groscurth P, Jones NS. The surgeon’s view of the anterior ethmoid artery. Clin Otolaryngol Off J ENT-UK Off J Neth Soc Oto-Rhino-Laryngol Cervico-Facial Surg. 2006;31(3):187-191. doi:10.1111/j.1365-2273.2006.01191.x
6. Shpilberg KA, Daniel SC, Doshi AH, Lawson W, Som PM. CT of Anatomic Variants of the Paranasal Sinuses and Nasal Cavity: Poor Correlation With Radiologically Significant Rhinosinusitis but Importance in Surgical Planning. AJRAm J Roentgenol. 2015;204(6): 1255-1260. doi:10.2214/AJR.14.13762
7. Azila A, Irfan M, Rohaizan Y, Shamim AK. The prevalence of anatomical variations in osteomeatal unit in patients with chronic rhinosinusitis. Med J Malaysia. 2011;66(3):191-194.
8. Junior FVA, Rapoport PB. Analysis of the Agger nasi cell and frontal sinus ostium sizes using computed tomography of the paranasal sinuses. Braz J Otorhinolaryngol. 2013;79(3):285-292. doi:10.5935/1808-8694.2013005210.
9. Jacobs JB, Lebowitz RA, Sorin A, Hariri S, Holliday R. Preoperative Sagittal CT Evaluation of the Frontal Recess. Am J Rhinol. 2000; 14(1):33-38. doi:10.2500/105065800781602948 Krings JG, Kallogjeri D, Wineland A, Nepple