CÁC HỘI CHỨNG LÃO KHOA VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC Ở NGƯỜI LOÃNG XƯƠNG CAO TUỔI

Trịnh Ngọc Anh 1,2,, Trần Viết Lực 3,4, Nguyễn Ngọc Tâm 3,4, Vũ Thị Thanh Huyền 3,4
1 Đại học VinUni
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
3 Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả các hội chứng lão khoa và thực trạng các bệnh đồng mắc ở người bệnh loãng xương cao tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 09/2021 – 09/2022 ở bệnh nhân loãng xương tuổi ≥ 60 tuổi, khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. chẩn đoán loãng xương theo tiêu chuẩn WHO năm 1994 dựa trên mật độ xương. Kết quả: Trong nhóm nghiên cứu 285 bệnh nhân loãng xương, tuổi trung bình là 72,7 ± 8,7, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ lệ 85,6% (244 người). Bệnh mạn tính kèm theo mà bệnh nhân mắc phải nhiều nhất là tăng huyết áp (37,9%); sau đó là thoái hóa cột sống thắt lưng với 30,2%, thoái hóa khớp gối (27,0%) và rối loạn mỡ máu (19,7%), đái tháo đường (14,0%). Có 5,6% bệnh nhân từng phẫu thuật cơ xương khớp (CXK) và 9,8% bệnh nhân đã từng gãy xương từ tuổi trung niên (40 tuổi). Tỷ lệ loãng xương tại cột sống thắt lưng (CSTL) (66,3%) cao hơn vị trí ở cổ xương đùi (CXD) (11,2%). Tỷ lệ giảm mật độ xương ở CXD là 48,4% cao hơn vị trí CSTL (15,4%). Có 50,9% bệnh nhân khó khăn về hoạt động hàng ngày (ADL) và 42,3% khó khăn hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ (IADL). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng - thang đo MNA-SF thấy rằng bệnh nhân trong nghiên cứu có nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) chiếm 36,8% và suy dinh dưỡng chiếm 11,6%. Kết luận: Tỷ lệ các hội chứng lão khoa cao ở người loãng xương cao tuổi do đó cần sàng lọc và đánh giá toàn diện ở nhóm đối tượng này để có hướng điều trị phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên. Loãng Xương - Nguyên Nhân, Chẩn Đoán, Điều Trị, Phòng Ngừa. NXB Y Học; 2007.
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Loãng xương nguyên phát, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội; 2011.
3. International Osteoporosis Foundation. Thematic Report “Stand Tall, Speak Out” July 2008. Invest in Your Bones: Stand Tall, Speak out. Take Action to Promote Osteoporosis Policy Change. World Osteoporosis Day 2008.; 2008.
4. Dương Thanh Bình. Thực trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh đến khám tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới. Tạp Chí Thông Tin Khoa Học Công Nghệ Quảng Bình. 2018:79-81.
5. Đỗ Minh Sinh. Thực Trạng Loãng Xương và Một Số Yếu Tố Liên Quan ở Người Cao Tuổi Tại Xã Tam Thanh, Vụ Bản, Nam Định. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội; 2012.
6. Thái Phương Oanh. Thực Trạng Loãng Xương và Một Số Yếu Tố Liên Quan ở Người Cao Tuổi Tại Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội, Năm 2011. Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội; 2011.
7. World Health Organization (1994), Assessment of fracture risk and its application to screening for postmenopausal osteoporosis: report of a WHO study group, World Health Organization.
8. Drosselmeyer J, Rapp MA, Hadji P, Kostev K. Depression risk in female patients with osteoporosis in primary care practices in Germany. Osteoporos Int J Establ Result Coop Eur Found Osteoporos Natl Osteoporos Found USA. 2016; 27(9):2739-2744. doi:10.1007/s00198-016-3584-9
9. Nguyễn Thị Thanh Hải. Ngã và Một Số Yếu Tố Liên Quan Trên Bệnh Nhân Cao Tuổi Có Loãng Xương Tại Bệnh Viện Lão Khoa TW. Luận văn Thạc sĩ Y Học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2021.
10. Nguyễn Thế Hoàng. Sarcopenia và Một Số Yếu Tố Liên Quan Trên Bệnh Nhân Cao Tuổi Có Loãng Xương. Luận văn Thạc sĩ Y Học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2021.