ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA ĐƯỜNG VÀO ĐỘNG MẠCH QUAY VÀ ĐỘNG MẠCH ĐÙI TRONG NÚT MẠCH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Can thiệp nút mạch hóa chất qua đường động mạch quay đang là một hướng tiếp cận mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG). Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thành công, những lợi ích và biến chứng của can thiệp nút mạch hóa chất điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đường động mạch quay so với đường động mạch đùi. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang hồi cứu. Từ 1/2019 đến 8/2021, tiến hành 197 thủ thuật can thiệp nút mạch hóa chất điều trị ung thư biểu mô tế bào cho 132 bệnh nhân (96 ca đường động mạch đùi và 97 ca đường động mạch quay). Kết quả: Tỉ lệ thành công của đường vào ĐMQ trong NMHC điều trị UTBMTBG tương đương đường vào ĐMĐ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (100% và 99%; p=0,497). Tỉ lệ các biến chứng mạch máu tại chỗ của đường vào ĐMQ thấp hơn đường vào ĐMĐ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê (1% và 3,1%; p=0,368). Thời gian thủ thuật, thời gian chiếu tia, liều tia ở nhóm có đường vào ĐMQ đều thấp hơn nhóm có đường vào ĐMĐ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Nút mạch hóa chất điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đường động mạch quay có tỉ lệ thành công, biến chứng cũng như các đặc điểm kỹ thuật tương đương đường vào động mạch đùi. Với những lợi ích và sự thoải mái cho bệnh nhân đã được chứng minh, đường vào động mạch quay hoàn toàn khả thi và có thể ứng dụng trong can thiệp nút mạch hóa chất điều trị ung thư biểu mô tế bào gan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Động mạch quay, nút mạch hóa chất, ung thư biểu mô tế bào gan.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đình Luân, Nguyễn Anh Dũng, Trần Minh Hiền. Thuyên tắc hóa dầu trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn trung gian kết quả sau 02 năm tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh. 2013;17(6):244-251.
3. Titano JJ, Biederman DM, Marinelli BS, et al. Safety and Feasibility of Transradial Access for Visceral Interventions in Patients with Thrombocytopenia. Cardiovasc Intervent Radiol. May 2016;39(5):676-682. doi:10.1007/s00270-015-1264-3
4. Phan Văn Trực. So sánh đường vào động mạch quay và động mạch đùi trong can thiệp động mạch vành. Đại học Y Dược Tp.HCM; 2008.
5. Shiozawa S, Tsuchiya A, Endo S, et al. Transradial approach for transcatheter arterial chemoembolization in patients with hepatocellular carcinoma: comparison with conventional transfemoral approach. J Clin Gastroenterol. Nov-Dec 2003;37(5):412-417. doi:10.1097/00004836-200311000-00013
6. Maucort-Boulch D, de Martel C, Franceschi S, Plummer M. Fraction and incidence of liver cancer attributable to hepatitis B and C viruses worldwide. Int J Cancer. Jun 15 2018;142(12):2471-2477. doi:10.1002/ijc.31280
7. Chen YY, Liu P, Wu YS, Lin H, Chen X. Transradial vs transfemoral access in patients with hepatic malignancy and undergoing hepatic interventions: A systematic review and meta-analysis. Medicine. 2018;97(52):e13926. doi:10.1097/MD.0000000000013926
8. Cao C, Kim SY, Kim GH, et al. Comparison of transradial and transfemoral access for transcatheter arterial embolization of iatrogenic renal hemorrhage. PLoS One. 2021; 16(8): e0256130. doi: 10.1371/ journal.pone.0256130
9. Du N, Yang MJ, Ma JQ, et al. Transradial access chemoembolization for hepatocellular carcinoma in comparation with transfemoral access. Transl Cancer Res. Sep 2019;8(5):1795-1805. doi:10.21037/tcr.2019.08.40
10. Kis B, Mills M, Hoffe SE. Hepatic radioembolization from transradial access: initial experience and comparison to transfemoral access. Diagn Interv Radiol. Sep-Oct 2016;22(5):444-449. doi:10.5152/dir.2016.15571
11. Wu T, Sun R, Huang Y, et al. Transradial arterial chemoembolization reduces complications and costs in patients with hepatocellular carcinoma. Indian J Cancer. Dec 2015;52(2): e107-e111. doi:10.4103/0019-509x.172505