ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT SỎI TRONG GAN ỐNG MẬT CHỦ KHÔNG GIÃN CÓ SỬ DỤNG NỘI SOI ĐƯỜNG MẬT BẰNG ỐNG SOI MỀM VÀ TÁN SỎI ĐIỆN THỦY LỰC TRONG MỔ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: NC tiến cứu 47 bệnh nhân (BN) sỏi trong gan hoặc sỏi ống mật chủ (OMC) và sỏi trong gan có OMC không giãn với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng của sỏi trong gan ống mật chủ không giãn. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật sỏi trong gan OMC không giãn có sử dụng nội soi đường mật bằng ống soi mềm hoặc NSĐM kết hợp với tán sỏi điện thủy lực (TSĐTL). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (NC): + Đối tượng NC: Những BN, không phân biệt tuổi, giới, được chẩn đoán sỏi trong gan, ống mật chủ <= 10mm, được PT tại khoa PT cấp cứu bụng, BV Việt Đức có sử dụng NSĐM bằng ống soi mềm hoặc NSĐM kết hợp với TSĐTL. - Phương pháp NC: Mô tả tiến cứu. Kết quả NC: Có 47 BN, Nữ: 66,0%, Nam: 34,0%. Tuổi TB là 44,8 ± 13,7 T (18-70 T), nghề nông và sống ở nông thôn chiếm 70,2%. + Tiền sử (TS): Đã mổ mật 38,3% (55,5% mổ ³ 2 lần). TS cắt túi mật: 19,1%, Giun chui ống mật (Gcom) 27,7%. +Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng: 31,9% có đau DSP, sốt, vàng da điển hình, 21,3% đau DSP, sốt: 17,0% đau DSP, vàng da; 29,8% đau DSP, 83,0% có phản ứng DSP. Xét nghiệm VSS tăng 100%, BC tăng >8000/mm3 chiếm 63,9%. +Bilirubile tăng 44,7%, GOT tăng 40,4%, GPT 42,55%. +Cấy mật: 68,0% dương tính, 81,3% (+) với 1 loại vi khuẩn (VK), 18,7(+) ³ 2 VK. + Sỏi trong gan đơn thuần 85,1% (nguyên phát), sỏi trong gan và OMC là 14,9%. Kích thước OMC 100% £10mm (51,0% £ 8mm; 49% >8mm £ 10mm). Qua NSĐM, tổn thương hẹp đường mật chiếm 70,2%, apxe gan và apxe gan phối hợp CMĐM 12,8% (có 3 BN CMĐM chiếm 6,4%). Các phương pháp mổ: 100% BN mở OMC, NSĐM, lấy sỏi; Cắt gan: 12/47 BN (25,5%) trong đó cắt thùy gan trái: 9BN; cắt gan PTT 1 BN, cắt HPTVIII: 1 BN, cắt HPTIII: 1 BN; TSĐTL: 29/47 BN (61,7%). TSĐTL qua NSĐM trong mổ 29/47 BN (61,7%). Không có tử vong (TV) trong và sau mổ. Tỷ lệ sạch sỏi 51,0%, sót sỏi 49,0%. Tỷ lệ biến chứng là 12,9%, chỉ có 1 BN phải mổ lại vì vỡ lách (Lách to, xơ gan mật), 5 BN còn lại điều trị nội. Kết luận: Điều trị sỏi trong gan có OMC không giãn vô cùng khó khăn do khó tiếp cận sỏi sau hẹp phối hợp với các tổn thương như xơ gan mật, hẹp đường mật trong gan nhiều mức độ, apxe gan đường mật, CMĐM. Phối hợp giữa NSĐM với TSĐTL qua mở OMC và hoặc qua mỏm cắt gan cũng như phẫu thuật cắt gan có kết quả khá góp phần đạt tỷ lệ sạch sỏi 51,0%. Tỷ lệ sót sỏi 49,0% chủ yếu mức hạ phân thùy (HPT). Nên tiến hành lấy sỏi qua da hay qua hầm Kehr có hệ thống đối với những trường hợp sót sỏi.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Thái Nguyên Hưng, Trịnh Văn Tuấn: Điều trị phẫu thuật chảy máu đường mật do sỏi có sử dụng nội soi đường mật bằng ống soi mềm. Tạp chi nghiên cứu Y học 83(3) 63-67,2013.
2. Thái Nguyên Hưng: Chẩn đoán và điều trị hẹp đường mật qua nội soi đường mật bằng ống soi mềm. Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt nam, số 31 (VIII), 2020-2029,2013.
4. Đỗ Kim Sơn, Đỗ Tuấn Anh, Đoàn Thanh Tùng, Trần Đình Thơ: Điều trị phẫu thuật sỏi trong gan. Tạp chí ngoại khoa tập 16 (1),1996.
5. Đặng Tâm (2004): Xác định vai trò của phương pháp tán sỏi qua da bằng điện thủy lực,Luận án Tiến sỹ Y học,Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Đình Thơ (2006): Nghiên cứu ứng dụng Siêu âm kết hợp với nội soi đường mật trong mổ để điều trị sỏi trong gan. Luận án Tiến sỹ Y học, Hà nội.
7. Cheng-Hsi SU: Relative Prevalence of Gallstone Diseases in Taiwan.Digestive diseases and Sciences, Vol. 37,No 5(May 19920,pp.764-768
8. Chi-Leung Liu, Sheung Tat Fan, John Wong: Primary biliary Stones-Diagnosis and Management. Word J.Surg.22,1162-1166,1998.
9. Choi TK, J.Wong, GB.Ong: The surgical management of primary intra hepatic stones. Br.J.Surg.Vol.69 (1982) 86-90.
10. Choi TK, Wong J: Current management of intrahepatic stones.World.J.Surg,14 (1990) 487-491