ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ LẤY THAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ CƠ VUÔNG THẮT LƯNG LIỀU DUY NHẤT DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN

Nguyễn Ngọc Trâm 1,, Nguyễn Thị Diệu Linh 1, Trần Tuấn Anh 1
1 Bệnh viện Bưu Điện

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai bằng kỹ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng liều duy nhất dưới hướng dẫn siêu âm. Tìm hiểu một số tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn siêu âm. Phương pháp: Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng. Nghiên cứu bao gồm 100 bệnh nhân sau mổ lấy thai bằng gây tê tủy sống tại bệnh viện Bưu Điện. BN được giảm đau sau mổ bằng diclofenac 100 mg đặt hậu môn, paracetamol 1g mỗi 8 giờ và QLB 2 hai bên với 15 ml ropivacain 0,4% khi phong bế cảm giác dưới D12. Kết quả: Về hiệu quả giảm đau: Thời gian bắt đầu có tác dụng giảm đau sau khi gây tê trung bình là 6,97 ± 1,43 phút. Thời gian giảm đau kéo dài trung bình là 9,28 ± 2,15 giờ. Mức độ đau theo thang điểm VAS là từ 1 đến 3 điểm là chủ yếu. Tỷ lệ đánh giá rất hài lòng là 86%, hài lòng là 14%. Về tác dụng không mong muốn: không có tai biến nào nghiêm trọng xảy ra. Tỷ lệ nôn buồn nôn là 4%. Kết luận: Gây tê cơ vuông thắt lưng hiệu quả và an toàn trong giảm đau sau mổ lấy thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Anh Tuấn. Đánh Giá Hiệu Quả Giảm Đau Sau Mổ Lấy Thai Bằng Phương Pháp Gây Tê Cơ Vuông Thắt Lưng Dưới Hướng Dẫn Của Siêu Âm. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
2. Nguyễn Xuân Tịnh, Phạm Thiều Trung, Vũ Đức Định. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lấy thai bằng kỹ thuật gây tê cơ vuông thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Phú Quốc. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;508:1-4.
3. Mieszkowski MM, Mayzner-Zawadzka E, Tuyakov B, et al. Evaluation of the effectiveness of the Quadratus Lumborum Block type I using ropivacaine in postoperative analgesia after a cesarean section — a controlled clinical study. Ginekologia Polska. 2018;89(2):89-96. doi:10.5603/GP.a2018.0015
4. Naaz S, Kumar R, Ozair E, et al. Ultrasound Guided Quadratus Lumborum Block Versus Transversus Abdominis Plane Block for Post-operative Analgesia in Patients Undergoing Total Abdominal Hysterectomy. Turk J Anaesthesiol Reanim. 2021;49(5):357-364. doi: 10.5152/ TJAR.2021.985
5. Ökmen K, Metin Ökmen B, Topal S. Ultrasound-guided posterior quadratus lumborum block for postoperative pain after laparoscopic cholecystectomy: A randomized controlled double blind study. J Clin Anesth. 2018;49:112-117. doi:10.1016/j.jclinane.2018.06.027
6. Blanco R, Ansari T, Girgis E. Quadratus lumborum block for postoperative pain after caesarean section: A randomised controlled trial. Eur J Anaesthesiol. 2015;32(11):812-818. doi:10.1097/EJA.0000000000000299
7. Salama ER. Ultrasound-guided bilateral quadratus lumborum block vs. intrathecal morphine for postoperative analgesia after cesarean section: a randomized controlled trial. Korean J Anesthesiol. 2020;73(2):121-128. doi:10.4097/kja.d.18.00269