ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ LIÊN QUAN GIỮA TRI GIÁC TRƯỚC PHẪU THUẬT VÀ KẾT CỤC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN CHẢY MÁU TỰ PHÁT TRONG NÃO

Nguyễn Toàn Thắng1,2,, Nguyễn Trung Việt 1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng của chảy máu tự phát trong não và liên quan giữa điểm Glasgow trước mổ với kết cục sớm của phẫu thuật. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 100 bệnh nhân chảy máu trong não đã được phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai (11/2015 đến tháng 5/2016). Biểu hiện lâm sàng khi vào viện và trước phẫu thuật, tiền sử bệnh đồng mắc được ghi nhận. Kết cục điều trị là xấu khi điểm Glasgow Outcome Scale từ 3 - 5 điểm. Liên quan giữa điểm Glasgow trước mổ và kết cục khi ra viện được xác nhận qua OR, 95% CI. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân mắc tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiền sử hút thuốc, uống rượu, đái đường, dị dạng mạch và xơ gan tương ứng là 55%, 15%, 12%, 10%, 7%, 6% và 2%. Biểu hiện chủ yếu gồm; nhức đầu (72%), tăng huyết áp (66 %), liệt nửa người (56%), nôn (55%), dấu hiệu màng não (42%), liệt thần kinh VII (40%), rối loạn ngôn ngữ (34%), dấu hiệu Babinski (28%) và điểm Glasgow ≤ 8 (13%). Khi ra viện kết cục tốt chiếm 57%, kết cục xấu là 43%. Có 70,4% bệnh nhân điểm Glasgow ≤ 8 điểm có kết quả điều trị xấu khi ra viện, tỷ lệ này là 32,9% ở nhóm Glasgow > 8 điểm (OR, 95% CI: 4,8 (1,9 – 12,7), p<0,01). Kết luận: Biểu hiện thường gặp của chảy máu trong não khi vào viện là nhức đầu, tăng huyết áp, liệt nửa người và nôn. Bệnh nhân Glasgow trước mổ ≤ 8 có nguy cơ nhận kết cục xấu sau phẫu thuật cao hơn 4,8 lần so với bệnh nhân có điểm Glasgow > 8.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thoan. Nghiên cứu hiệu quả điều trị phẫu thuật bệnh nhân xuất huyết não, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, Trường đại học Y Hà Nội; 2008.
2. Phùng Ngọc Nam. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ thường gặp trên bệnh nhân chảy máu não từ 60 tuổi trở lên tại bệnh viện Lão khoa trung ương, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội; 2014.
3. Vũ Đình Triển. Góp phần nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính chảy máu não do tăng huyết áp, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội; 2004.
4. Ebba Troberg, Erik Kronvall, Björn M. Hansen, Ola G. Nilsson. Prediction of Long-Term Outcome After Intracerebral Hemorrhage Surgery. World Neurosurgery, Volume 124, 2019, Pages e96-e105.
5. Greenberg SM, Ziai WC, Cordonnier C, et al; on behalf of the American Heart Association/American Stroke Association. Guideline for the management of patients with spontaneous intracerebral hemorrhage: a guideline from the American Heart Association/American Stroke Association. Stroke. 2022;53: issue 7, e282-e361.
6. Kandasamy, R., Idris, Z., Abdullah, J.M. Surgery of Intracerebral Hemorrhage. In: July, J., Wahjoepramono, E. (eds) Neurovascular Surgery. Springer, Singapore; 2019.
7. Sabino Luzzi, Angela Elia, Mattia Del Maestro, et al. Indication, Timing, and Surgical Treatment of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage: Systematic Review and Proposal of a Management Algorithm, World Neurosurgery, Volume 124, 2019, Pages e769-e778.
8. Zhang K, Zhou X, Xi Q, et al. Outcome Prediction of Spontaneous Supratentorial Intracerebral Hemorrhage after Surgical Treatment Based on Non-Contrast Computed Tomography: A Multicenter Study. Journal of Clinical Medicine. 2023; 12(4):1580.