ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Lệ thuộc chất dạng thuốc phiện là một rối loạn mạn tính và có tính tái phát do hậu quả tác dụng kéo dài của chất gây nghiện lên não bộ. Không phải tất cả những người sử dụng CDTP trong thời gian dài, đều bị phụ thuộc vì có nhiều yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ tương tác để xác định khả năng phụ thuộc. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ học và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đang điều trị Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 450 bệnh nhân đang điều trị Methadone tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để khái quát hoá các đặc điểm của bệnh nhân, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống với khoảng cách mẫu là 2 đã được sử dụng để tuyển chọn bệnh nhân; dữ liệu thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với bộ câu hỏi soạn sẵn và dựa vào hồ sơ bệnh án. Kết quả: Trong số 450 bệnh nhân, nam giới chiếm đa số (92,0%) và tuổi trung bình 37,4 tuổi. Có 26,2% bệnh nhân hiện sống chung với người nghiện. Có 17,8% đối tượng cảm nhận kinh tế của mình thật sự có khó khăn chiếm 17,8%. Khoảng 2/3 bệnh nhân đang điều trị duy trì Methadone mắc các bệnh kèm theo (66,7%). Có 37,3% đang điều trị ARV, có khoảng 31,8% bệnh nhân mắc từ 2 loại bệnh trở lên. Tuổi bệnh nhân bắt đầu SDMT trung bình 20,1 tuổi, trong đó tuổi nhỏ nhất là 10 tuổi và cao nhất là 45 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với ma tuý chiếm 17,3%. Liều Methadone trung bình hằng ngày là 126,8 mg (SD = 83.8, phạm vi: 5 – 430 mg). Khoảng 60% bệnh nhân có gặp tác dụng phụ liên quan đến Methadone. Kết luận: Thành phố Hồ Chí Minh là một vùng trọng điểm về ma túy, với số người nghiện có hồ sơ quản lí cao nhất cả nước, kéo theo đó là tỷ lệ lây nhiễm HIV cũng gia tăng theo. Cần tăng cường truyền thông giáo dục kiến thức về ma túy cho lứa tuổi trẻ vì lứa tuổi này thường tò mò, thích khám phá, thử thách nhưng thiếu kiến thức phòng vệ, thiếu bản lĩnh nên có thể khiến các em dễ dàng mắc vào cái bẫy của ma túy.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, bệnh nhân, điều trị Methadone, Thành phố Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo
2. Tổ chức FHI 360 tại Việt Nam (Family Health International) (2014) Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng methadone tại Hải Phòng và Việt Nam.
3. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2020). Báo cáo việc phối hợp triển khai công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4. Centers for Disease Control and Prevention (2018) HIV and Injection Drug Use, https://www.cdc.gov/hiv/basics/hiv-transmission/injection-drug-use.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fhiv%2Frisk%2Fidu.html, Accessed on 3 June 2019.
5. Hoang T. V., Ha T. T., Hoang T. M., et al. (2015) "Impact of a methadone maintenance therapy pilot in Vietnam and its role in a scaled-up response". Harm Reduct J, 12, 39
6. 103. Leshner A. I. (1997) "Addiction is a brain disease, and it matters". Science, 278 (5335), pp 45-47.
7. Nguyen T. T., Nguyen L. T., Pham M. D., et al. (2012) "Methadone maintenance therapy in Vietnam: an overview and scaling-up plan". Adv Prev Med, 2012, 732484.
8. Strang J., Volkow N. D., Degenhardt L., et al. (2020) "Opioid use disorder". Nat Rev Dis Primers, 6 (1), 3.