ĐẶC ĐIỂM VÀ SO SÁNH GIÁ TRỊ CỦA KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU TUYẾN TIỀN LIỆT TOÀN PHẦN (PSAT) VỚI KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU TUYẾN TIỀN LIỆT TỶ TRỌNG (PSAD) TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÙNG CHUYỂN TIẾP TUYẾN TIỀN LIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Mô tả và so sánh giá trị của kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt toàn phần (PSAt) với kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt tỷ trọng (PSAd) trong chẩn đoán ung thư vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt (UTCTTTL). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 67 bệnh nhân nghi ngờ UTTTL (bằng lâm sàng hoặc xét nghiệm PSA, có nhân vùng chuyển tiếp trên cộng hưởng từ (CHT) TTL, được sinh thiết TTL dưới hướng dẫn siêu âm qua trực tràng tại Bệnh viện Đại Học Y Hà nội từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2022. Mô tả và so sánh giá trị trung bình của PSAt với PSAd giữa nhóm UT và không UT, lập đường cong ROC và tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán âm tính, giá trị chẩn đoán âm tính và giá trị chẩn đoán của PSAt và PSAd trong chẩn đoán UTCTTTL với ngưỡng cut-off lần lượt là 10 ng/ml và 0.15 ng/ml2 . Kết quả: Tuổi trung bình của BN là 66.6±8.3. Thể tích TTL trung bình 56.9±40.2 cm3. Giá trị trung bình PSAt là 32.2±28.7 ng/ml, của PSAd là 0.73±0.67 ng/ml2. Có 32 bệnh nhân UTCTTTL và 35 bệnh nhân không UT. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm UTCTTTL với nhóm không UT về PSAt (p=0.005) và PSAd (p<0.001). Với ngưỡng cut-off là ≥10 ng/ml đối với PSAt và ≥0.15 ng/ml2 đối với PSAd, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương tính và giá trị chẩn đoán UTCTTTL lần lượt là 93.8%; 25.7%; 81.8%; 53.6%; 58.2% đối với PSAt và 96.9%; 31.4%; 91.7%; 56.4%; 62.7% đối với PSAd. Hiệu quả chẩn đoán UTCTTTL của PSAd (AUC=0.77) cao hơn của PSAt (AUC=0.7). Kết luận: PSAd có giá trị hơn PSAt trong chẩn đoán UTCTTTL. Cần sử dụng PSAd thay thế PSAt để sàng lọc UTTTL nhằm hạn chế các trường hợp dương tính giả do UPDLT TTL hoặc viêm TTL.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt toàn phần, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt tỷ trọng, ung thư vùng chuyển tiếp tuyến tiền liệt
Tài liệu tham khảo
2. Akin O, Sala E, Moskowitz CS, et al. Transition zone prostate cancers: features, detection, localization, and staging at endorectal MR imaging. Radiology. 2006;239(3):784-792.
3. Lawrentschuk N, Haider MA, Daljeet N, et al. ‘Prostatic evasive anterior tumours’: the role of magnetic resonance imaging. BJU international. 2010;105(9):1231-1236.
4. Rosenkrantz AB, Kim S, Campbell N, Gaing B, Deng F-M, Taneja SS. Transition zone prostate cancer: revisiting the role of multiparametric MRI at 3 T. American Journal of Roentgenology. 2015;204(3):W266-W272.
5. Tazi K, Moudouni SM, Elfassi J, et al. Leiomyosarcoma of the prostate: a study of two cases. Paper presented at: Annales d'urologie2001.
6. Terris MK. Sensitivity and specificity of sextant biopsies in the detection of prostate cancer: preliminary report. Urology. 1999;54(3):486-489.
7. Karazanashvili G, Abrahamsson P-A. Prostate specific antigen and human glandular kallikrein 2 in early detection of prostate cancer. The Journal of urology. 2003;169(2):445-457.
8. Castro HA, Iared W, Santos JEM, Solha RS, Shigueoka DC, Ajzen SA. Impact of PSA density of transition zone as a potential parameter in reducing the number of unnecessary prostate biopsies in patients with psa levels between 2.6 and 10.0 ng/mL. International braz j urol. 2018;44:709-716.
9. Thai JN, Narayanan HA, George AK, et al. Validation of PI-RADS version 2 in transition zone lesions for the detection of prostate cancer. Radiology. 2018;288(2):485-491.
10. Liu J, Pan S, Dong L, et al. The Diagnostic Value of PI-RADS v2. 1 in Patients with a History of Transurethral Resection of the Prostate (TURP). Current Oncology. 2022;29(9):6373-6382.