MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VỚI GÁNH NẶNG CHĂM SÓC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Chăm sóc bệnh ung thư là một thách thức đối với cả người bệnh và người chăm sóc. Tuy nhiên, kiến thức về mức độ gánh nặng chăm sóc và chất lượng cuộc sống của những người chăm sóc người bệnh ung thư còn hạn chế, đặc biệt là tại Việt Nam. Mục tiêu: Tìm hiểu mức độ gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống của người chăm sóc người bệnh ung thư tại Việt Nam và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, được thực hiện tại hai bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 228 người chăm sóc tham gia nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2021. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi: đặc điểm nhân khẩu học xã hội, thang điểm Gánh nặng chăm sóc (ZBI) và Chất lượng cuộc sống của Người chăm sóc (CQOL-C). Mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống, gánh nặng chăm sóc và các yếu tố liên quan được phân tích bằng cách sử dụng t-test, Anova. Kết quả: Người chăm sóc cảm nhận có gánh nặng chăm sóc ở mức nhẹ chiếm đa số (42,5%), tuy nhiên có 19,3% cảm nhận ở mức trung bình và nặng. Điểm chất lượng cuộc sống chung chỉ ở mức trung bình (62,89±12,79), trong đó khía cạnh tài chính là thấp nhất (44,12±29,13). Người chăm sóc có bệnh (55,91±14,33; p<0,001), thời gian chăm sóc trong ngày >40 giờ/tuần (60,49±13,69; p=0,008), người bệnh phụ thuôc (59,31±12,94; p=0,004), và gánh nặng chăm sóc (48,86±10,78; p<0,001) có chất lượng cuộc sống kém hơn. Kết luận: Người chăm sóc cảm nhận được gánh nặng ở mức độ cao, có bệnh lý trước đó, chăm sóc cho người bệnh phụ thuộc nhiều và thời gian chăm sóc trong ngày dài có liên quan đến chất lượng cuộc sống kém hơn. Ngành y tế cần có chính sách toàn diện hỗ trợ người chăm sóc nhằm giảm bớt gánh nặng chăm sóc và vấn đề liên quan chi phí y tế và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người chăm sóc, ung thư, gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống
Tài liệu tham khảo
2. Song JI, Shin DW, Choi JY, et al. Quality of life and mental health in family caregivers of patients with terminal cancer. Support Care Cancer. 2011; 19(10):1519-1526.
3. Rha S, Park Y, Song S, Lee CE, Lee J. Caregiving burden and the quality of life of family caregivers of cancer patients: The relationship and correlates. European journal of oncology nursing : the official journal of European Oncology Nursing Society. 2015;19.
4. Lim HA, Tan JY, Chua J, et al. Quality of life of family caregivers of cancer patients in Singapore and globally. Singapore Med J. 2017;58(5):258-261.
5. Nguyen L, Dan T. Caregiving burden among relatives of cancer patients in Vietnamese national oncology hospital. Vietnam Journal of Medicine and Pharmacy. 2015;8.
6. Weitzner MA, Mcmillan SC. The Caregiver Quality of Life Index-Cancer (CQOLC) Scale: Revalidation in a Home Hospice Setting. Journal of Palliative Care. 1999;15(2):13-20.
7. Franchini L, Ercolani G, Ostan R, et al. Caregivers in home palliative care: gender, psychological aspects, and patient’s functional status as main predictors for their quality of life. Supportive Care in Cancer. 2020;28(7):3227-3235.
8. Hoang VM, Pham CP, Vu QM, et al. Household Financial Burden and Poverty Impacts of Cancer Treatment in Vietnam. Biomed Res Int. 2017; 2017:9350147.
9. Hsu T, Nathwani N, Loscalzo M, et al. Understanding Caregiver Quality of Life in Caregivers of Hospitalized Older Adults With Cancer. J Am Geriatr Soc. 2019;67(5):978-986.