ẢNH HƯỞNG CỦA SUY YẾU LÊN KẾT CỤC LÂM SÀNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRẢI QUA PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG

Cao Đình Hưng 1,, Lâm Thùy Dương 2, Thân Hà Ngọc Thể3
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: - Khảo sát tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi phẫu thuật thay khớp háng theo tiêu chuẩn CSHA – CFS. - Xác định tỷ lệ xảy ra biến chứng hậu phẫu ngắn hạn (các biến chứng hậu phẫu nội trú, tử vong và tái nhập viện sau 30 ngày). - Xác định mối liên quan giữa tình trạng suy yếu với các kết cục lâm sàng ngắn hạn ở bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu thực hiện ở tại Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy từ đầu tháng 10 năm 2021 đến cuối tháng 6 năm 2022. Tổng cộng có 140 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS. Kết quả:  Suy yếu khá phổ biến ở bệnh nhân cao tuổi trước phẫu thuật thay khớp háng với tỷ lệ là 29,7%. Biến chứng chung sau phẫu thuật là 21,7% và thường gặp nhất là xuất huyết hoặc thiếu máu cần truyền máu (15,9%). Suy yếu trước phẫu thuật là yếu tố liên quan độc lập với biến chứng tử vong (HR = 6,14; KTC 95% 1,19-31,64; p<0,05) và nguy cơ tái nhập viện (HR = 8,32; KTC 95% 1,41-48,9; p<0,05) trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Ngoài ra chúng tôi chưa ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố khác như BMI, nhóm tuổi, giới tính, phân độ ASA (thang điểm đánh giá bệnh nhân trước mổ), CCI (bệnh đồng mắc) và MMSE (thang điểm đánh giá tình trạng tâm thần) với các biến cố trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật bao gồm cả nguy cơ tái nhập viện, tử vong. Kết luận: Nghiên cứu này đề xuất cần tầm soát kỹ tình trạng suy yếu cho bệnh nhân cao tuổi tiền phẫu thay khớp háng. Trên những bệnh nhân có suy yếu thì cần theo dõi sát các biến chứng hậu phẫu, tư vấn cho người chăm sóc bệnh nhân, kế hoạch phục hồi chức năng và tránh té ngã. Cần thiết phải phối hợp nội ngoại khoa và lão khoa trong chăm sóc bệnh nhân người cao tuổi có can thiệp phẫu thuật. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Thình, Khảo sát tỷ lệ suy yếu và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại quận 8 Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh,2017.
2. Johnson R. L. et al., "Impact of Frailty on Outcomes After Primary and Revision Total Hip Arthroplasty",J Arthroplasty. 34(1),2019.56-64.e55.
3. Niessen R. et al., "Prediction of postoperative mortality in elderly patient with hip fractures: a single-centre, retrospective cohort study", BMC Anesthesiol. 18 (1),2018. 183.
4. Parker M. et al., "Hip fracture", Bmj. 333 (7557),2006. 27-30.
5. Pollock F. H. et al., "Readmission within 30 days of discharge after hip fracture care", Orthopedics. 38 (1),2015. e7-13.
6. Akhtar S., "<2018Roberta L. Hines, Katherine E. Marschall-Stoelting’s Anesthesia and Co-Existing Disease-Elsevier (2018).pdf>". 16,2018. 327-345.