BỆNH GAN CHUYỂN HOÁ Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh gan chuyển hoá ở trẻ em khác với bệnh chuyển hóa ở người trưởng thành, đa số các bệnh trong nhóm này có nguyên nhân di truyền. Tuy biểu hiện kiểu hình từ nhỏ song nếu không được phát hiện và điều trị bệnh gan chuyển hoá ở trẻ em có thể sẽ có những đợt diễn biến cấp tính với nguy cơ tử vong hoặc tiến triển thành bệnh gan mạn tính ở người trưởng thành với những hậu quả xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh lý gan giai đoạn cuối… Cho tới nay, hiện còn chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh gan chuyển hoá nói chung và bệnh gan chuyển hoá ở trẻ em nói riêng. Mục tiêu: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các bệnh gan do rối loạn chuyển hoá ở trẻ em”. Đối tượng và phương pháp nguyên cứu: Nghiên cứu mô tả. Thu thập các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên nhóm bệnh nhân có bệnh gan chuyển hoá tại bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian 2008-2019. Kết quả: Có 478 bệnh nhân có bệnh lý gan do rối loạn chuyển hóa di truyền. Chiếm nhiều nhất là NICCD với 186 trường hợp (38,9%),với tuổi chẩn đoán trung bình 3,2 ± 1,6 tháng tháng với các triệu chứng thường gặp là vàng da ứ mật, suy chức năng gan và khuôn mặt Chubby face. 112 trường hợp Wilson có độ tuổi phát hiện trung bình 11 ± 4,8 tuổi chiếm tỷ lệ 23,4% với kiểu hình bệnh gan mạn tính và suy gan tối cấp. Trong nhóm nghiên cứu có 64 bệnh nhân (chiếm tỷ lệ 13,5%) được chẩn đoán xác định Glycogenose bằng tiêu chuẩn chẩn đoán mô bệnh học, 38 bệnh nhân Alagille (7,9%) hội chứng PFIC có 14 ca bệnh (2,9%), 2 ca bệnh có hội chứng ARC (2,4%) và 3 ca thiếu hụt anpha1antitrypsin (AAT). Có 49 trường hợp (10,4%) thuộc nhóm RLCHK gồm các bệnh nhân Rotor; rối loạn chuyển hoá acid mật, Galactosemia, Tyrosinemia, DGOUK… mỗi bệnh chỉ phát hiện 1 bệnh nhân và 44 trường hợp có tổn thương gan kèm theo các triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển hóa song không xác định được nguyên nhânrất có ý nghĩa trong tiếp cận chẩn đoán. Kết luận: Các bệnh rối loạn chuyển hoá là nhóm nguyên nhân quan trọng gây các bệnh gan mạn tính ở trẻ em. Phát hiện, điều trị sớm và quản lý nhóm các bệnh nhân này không chỉ có ý nghĩa cứu sống bệnh nhi mà còn hạn chế các hậu quả lâu dài của bệnh khi bước vào tuổi trưởng thành, tư vấn di truyền nhằm hạn chế sự lan truyền gen bệnh
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh gan chuyển hoá, PFIC, Alagille, ARC, Wilson, Glycogenose
Tài liệu tham khảo
2. Khanna R, Alam S, Sherwani R, Arora S, Arora NK, Malik A. Alpha-1 antitrypsin deficiency among Indian children with liver disorders. Indian J Gastroenterol. 2006; vol 25 pages191–193
3. Zhang ZH, Lin WX, Deng M, et al. Clinical, molecular and func- tional investigation on an infant with neonatal intrahepatic cholestasis caused by citrin deficiency (NICCD). PLoS One. 2014 vol 9 pages 89267
4. European Association for Study of Liver. EASL clinical practice guidelines: Wilson’s disease. J Hepatol. 2012 Vol 56 pages 671–685.
5. Arora NK, Arora S, Ahuja A, et al. Alpha 1 antitrypsin deficiency in children with chronic liver disease in North India. Indian Pediatr. 2010 vol 47, pages 1015–1023.
6. Keli Hansen, Simon Horslen et al. Metabolic liver disease in children (2008). Liver transplantation Vol 14, pages 713-733