MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CHÓNG MẶT TƯ THẾ KỊCH PHÁT LÀNH TÍNH

Võ Hồng Khôi 1,2,3,, Nguyễn Văn Quân 4, Võ Thế Nhân 1,3
1 Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược Đại học Quốc gia Hà Nội
4 Bệnh Viện Đa khoa Cửa Đông Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Đối tượng nghiên cứu: 48 bệnh nhân trong đó 23 bệnh nhân BPPV, 25 bệnh nhân không bị BPPV (là nhóm chứng) điều trị tại Khoa Nội - Bệnh viện đa khoa Cửa Đông từ tháng 2/2022 đến tháng 10/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân BPPV là 66,50±12,30 tuổi, nữ giới chiếm 78,3%, tỷ lệ bệnh nhân có những đợt bệnh tái diễn trong tiền sử là 69,6%, chỉ số BMI trung bình là 22,37±1,60, điểm T-score trung bình là -2,73±0,71 điểm. Một số tiền sử và bệnh lý kèm theo thường gặp bao gồm: rối loạn lipid máu (60,9%), đái tháo đường týp 2 (43,5%), tăng huyết áp (44,0%), loãng xương (39,1%), rối loạn lo âu-trầm cảm (39,1%). Các yếu tố liên quan đến bệnh BPPV bao gồm: giới nữ (p=0,03, OR: 4,582), rối loạn lo âu-trầm cảm (p=0,046, OR: 4,714), chỉ số BMI (p=0,048), điểm T-score (p=0,035). Kết luận: Bệnh nhân BPPV có tỷ lệ nữ giới chiếm đa số (78,3%), có 69,6% bệnh nhân đã có nhiều đợt bệnh tái diễn trong tiền sử. Các yếu tố liên quan đến bệnh BPPV bao gồm: Giới nữ, rối loạn lo âu-trầm cảm, chỉ số BMI, điểm T-score.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bhattacharyya N, Gubbels SP, Schwartz SR, et al. Clinical Practice Guideline: Benign Paroxysmal Positional Vertigo (Update). Otolaryngol Head Neck Surg. 2017; 156 (3_suppl):S1-S47.
2. Oghalai JS, Manolidis S, Barth JL, Stewart MG, Jenkins HA. Unrecognized benign paroxysmal positional vertigo in elderly patients. Otolaryngol Head Neck Surg. 2000;122(5):630-634.
3. Ciorba A, Cogliandolo C, Bianchini C, et al. Clinical features of benign paroxysmal positional vertigo of the posterior semicircular canal. SAGE Open Medicine. 2019;7:205031211882292.
4. Lj D, H S, J L, et al. Retrospective data suggests that the higher prevalence of benign paroxysmal positional vertigo in individuals with type 2 diabetes is mediated by hypertension. Journal of vestibular research : equilibrium & orientation. 2016;25(5-6).
5. Yetiser D, Ince D. Demographic analysis of benign paroxysmal positional vertigo as a common public health problem. Ann Med Health Sci Res. 2015;5(1):50.
6. Kim SY, Han SH, Kim YH, Park MH. Clinical features of recurrence and osteoporotic changes in benign paroxysmal positional vertigo. Auris Nasus Larynx. 2017;44(2):156-161.
7. Iranfar K, Azad S. Relationship between benign paroxysmal positional vertigo (BPPV) and sleep quality. Heliyon. 2022;8(1):e08717.
8. He LL, Li XY, Hou MM, Li XQ. Association between bone mineral density and benign paroxysmal positional vertigo: a meta-analysis. Eur Arch Otorhinolaryngol. 2019;276(6):1561-1571.