SỬ DỤNG STENT CHUYỂN HƯỚNG DÒNG CHẢY TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌNH HÌNH THOI ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG ĐOẠN NỘI SỌ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và chia sẻ một số kinh nghiệm của chúng tôi trong điều trị phình hình thoi động mạch đốt sống đoạn nội sọ (IVAFA) sử dụng stent chuyển hướng dòng chảy (FDS). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 10 bệnh nhân với IVAFA được điều trị bằng đặt FDS tại BV Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 12 năm 2022. Các đặc điểm lâm sàng, hình ảnh, các dữ liệu liên quan đến thủ thuật và kết quả trong, sau can thiệp được thống kê, với thời gian theo dõi tối thiểu 6 tháng. Kết quả: Tổng số 10 bệnh nhân (9 nam, 1 nữ, với tuổi trung bình là 48,9 ± 6,5 tuổi) được đưa vào nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được điều trị sử dụng 1 stent duy nhất. Loại bỏ hoàn toàn túi phình đạt được ở tất cả bệnh nhân sau 6 tháng, và cải thiện đáng kể triệu chứng so với trước can thiệp. Điểm mRs trung bình của các bệnh nhân trước can thiệp là 1,2 điểm so với 1,1 sau can thiệp. Biến chứng lớn xảy ra ở 2 bệnh nhân (1 trường hợp tử vong do xuất huyết nội sọ liên quan đến thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, một trường hợp nhồi máu não theo vùng cấp máu của động mạch tiểu não sau dưới hai bên). Biến chứng nhẹ gặp ở 2 trường hợp (1 tắc stent không triệu chứng và 1 hẹp đoạn động mạch đốt sống sau stent không triệu chứng). Kết luận: điều trị IVAFA bằng FDS là phương pháp cho thấy hiệu quả, tuy nhiên luôn tiềm ẩn những biến chứng cấp tính sớm và muộn, chính vì vậy cần phải được theo dõi và quản lý chặt chẽ cả trước, trong và sau khi điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phình mạch hình thoi, động mạch đốt sống đoạn nội sọ, stent chuyển hướng dòng chảy
Tài liệu tham khảo
2. Alderazi YJ, Shastri D, Kass-Hout T, Prestigiacomo CJ, Gandhi CD. Flow Diverters for Intracranial Aneurysms. Stroke Research and Treatment. 2014;2014:e415653. doi:10.1155/ 2014/415653
3. Awad AJ, Mascitelli JR, Haroun RR, Leacy RAD, Fifi JT, Mocco J. Endovascular management of fusiform aneurysms in the posterior circulation: the era of flow diversion. Neurosurgical Focus. 2017;42(6):E14. doi:10.3171/2017.3.FOCUS1748
4. Monteith SJ, Tsimpas A, Dumont AS, et al. Endovascular treatment of fusiform cerebral aneurysms with the Pipeline Embolization Device. J Neurosurg. 2014;120(4):945-954. doi:10.3171/ 2013.12.JNS13945
5. Broderick JP, Adeoye O, Elm J. The Evolution of the Modified Rankin Scale and Its Use in Future Stroke Trials. Stroke. 2017;48(7):2007-2012. doi:10.1161/STROKEAHA.117.017866
6. Corley JA, Zomorodi A, Gonzalez LF. Treatment of Dissecting Distal Vertebral Artery (V4) Aneurysms With Flow Diverters. Oper Neurosurg (Hagerstown). 2018;15(1):1-9. doi:10.1093/ ons/opx180
7. Waqas M, Dossani RH, Alkhaldi M, et al. Flow redirection endoluminal device (FRED) for treatment of intracranial aneurysms: A systematic review. Interv Neuroradiol. 2022;28(3):347-357. doi:10.1177/15910199211027991
8. Flemming KD, Wiebers DO, Brown RD, et al. The natural history of radiographically defined vertebrobasilar nonsaccular intracranial aneurysms. Cerebrovasc Dis. 2005;20(4):270-279. doi: 10.1159/000087710
9. Natarajan SK, Lin N, Sonig A, et al. The safety of Pipeline flow diversion in fusiform vertebrobasilar aneurysms: a consecutive case series with longer-term follow-up from a single US center. J Neurosurg. 2016;125(1):111-119. doi:10.3171/2015.6.JNS1565