CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GLÔCÔM ÁC TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh đến điều trị phẫu thuật Glôcôm ác tính. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian được tiến hành tại khoa Glôcôm bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 10 năm 2017 trên 53 mắt với thời gian theo dõi tối thiểu 6 tháng. Kết quả: 39 mắt (73,6%) được phẫu thuật lấy TTT/IOL kết hợp cắt DK cắt màng hyaloid- dây chằng Zinn - mống mắt chu biên (HZV), 14 mắt có IOL được phẫu thuật CDK + HZV. Thị lực cải thiện rõ rệt sau mổ, tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật 51/53 mắt chiếm 96,4% thị lực tăng, chỉ có 2 mắt thị lực không tăng so với trước phẫu thuật (3,8%). Nhãn áp sau phẫu thuật giảm rõ rệt. 36 mắt thành công hoàn toàn (67,9%), 16 mắt thành công 1 phần, chiếm 30,3% (chủ yếu do những mắt này phải dùng thuốc hạ nhãn áp bổ sung), 1 mắt thất bại (1,8%) và đã được phẫu thuật cắt bè củng giác mạc. Thị lực trước điều trị liên quan có ý nghĩa đến kết quả thị lực sau phẫu thuật. Hình thái sẹo bọng trước phẫu thuật ảnh hưởng đến nhãn áp sau phẫu thuật. Độ sâu tiền phòng trước phẫu thuật có ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật như viêm màng bồ đào, phù giác mạc. Kết luận: Điều trị phẫu thuật cắt dịch kính tái tạo tiền phòng là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Thị lực, hình thái sẹo bọng, độ sâu tiền phòng trước mổ là các yếu tố tiên lượng có ý nghĩa đến kết quả phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Glôcôm ác tính, cắt dịch kính, lấy thể thủy tinh
Tài liệu tham khảo
2. Pasaoglu IB and A. C, Surgical management of pseudphakic malignant glaucoma via anterior segment-peripheral iridectomy capsule-hyaloidectomy and anterior vitrectomy. Case Rep Ophthalmol Med, 2012: p. 25-32.
3. Phạm Thị Thu Hà and Trần T Nguyệt Thanh, Kết quả bước đầu điều trị glôcôm ác tính bằng phẫu thuật cắt dịch kính trước tái tạo tiền phòng. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, 2014. 42: p. 3-11.
4. Spaeth GL and A. S, Comparison of the configuration of the human anterior chamber angle, as determined by the Spaeth gonioscopic grading system and ultrasound biomicroscopy. Trans Am Acad Ophthalmol Soc., 1995. 93: p. 337-347.
5. Xing Liu and M. Li, Phacoemulsification combined with posterior capsulorhexis and anterior vitrectomy in the management of malignant glaucoma in phakic eyes Acta Ophthalmologca, 2013. 91: p. 660-665.
6. Karolina Krix-Jachym and M. Rekas, Evaluation of the E ffectiveness of Surgical Treatment of Malignant Glaucoma in Pseudophakic Eyes through Partial PPV with Establishment of Communication between the Anterior Chamber and the Vitreous Cavity. Journal ofOphthalmology, 2015: p. 21-27.
7. Juliane Matlach and J. Slobodda, Pars plana vitrectomy for malignant glaucoma in nonglaucomatous and in fitered glaucomatous eyes. Clinical ophthalmology, 2012. 6: p. 1959-1966.