ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGƯNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI ĐƠN VỊ HÔ HẤP - BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Võ Phạm Minh Thư1, Nguyễn Trung Kiên1, Trát Quốc Trung2, Trần Trọng Anh Tuấn2, Nguyễn Ngọc Thành Long2, Phan Việt Hưng1, Lâm Văn Phú3, Nguyễn Thế Bảo1, Nguyễn Hoàng Phúc4, Trần Xuân Quỳnh1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trung tâm Y tế huyện Châu Thành
4 Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngưng thở tắc nghẽn là tình trạng ngưng hô hấp lặp đi lặp lại xảy ra trong khi ngủ, biểu hiện thường gặp là ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày, được xác định bằng đa kí giấc ngủ hoặc đa kí hô hấp khi chỉ số ngưng thở - giảm thở AHI > 5/ giờ. Tại Việt Nam, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ vẫn chưa được quan tâm và chẩn đoán đúng mức. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát đặc điểm nhân trắc, bệnh đồng mắc ở bệnh nhân ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khám ngoại trú tại Đơn vị Hô hấp – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có và không có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đồng mắc; (2) Khảo sát mức độ nặng của triệu chứng hô hấp, mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí, đặc điểm điều trị thuốc đường phun hít ở bệnh nhân ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ đồng mắc BPTNMT; (3) Xác định mối tương quan giữa mức độ nặng của ngưng thở tắc nghẽn và một số đặc điểm của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng tham gia là người có nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (ngáy hoặc buồn ngủ ban ngày), khám ngoại trú tại Đơn vị hô hấp – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: 48 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ kèm BPTNMT (gọi là nhóm COSA, n = 30), nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ đơn thuần (gọi là nhóm ROSA, n = 18). Bệnh nhân ở nhóm COSA có nhiều bệnh đồng mắc hơn nhóm ROSA (điểm Charlson lần lượt là 2,33 và 1,17). Ở nhóm COSA, 100% bệnh nhân khó thở mạn tính với mMRC trung bình là 2,83 ± 0,75, FEV1 trung bình là 60,07 ± 23,09%, tỉ lệ bệnh nhân có điều trị thuốc hô hấp dạng hít là 86%. Tỉ lệ OSA ở nhóm COSA là 90%, nhóm ROSA là 88,9%. AHI tương quan có ý nghĩa thống kê với chỉ số BMI, vòng cổ, điểm STOP-BANG, điểm ngáy SSS, sp02 thấp nhất (r = 0,45, 0,43, 0,46, 0,44, -0,69). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là yếu tố nguy cơ của OSA (OR = 1,125). Kết luận: Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là tình trạng cần được tầm soát ở bệnh nhân BPTNMT và có thể dự đoán bằng một số yếu tố gồm BMI, vòng cổ, điểm STOP-BANG, điểm ngáy SSS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Xuân Vựng, Ngô Quý Châu, Vũ Văn Giáp. Một số yếu tố nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện tại trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam (2022) 519:275–8. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/download/3667/3368
2. Choi K-M, Thomas RJ, Kim J, Lee SK, Yoon DW, Shin C. Overlap syndrome of COPD and OSA in Koreans. Medicine (2017) 96:e7241. doi: 10.1097/MD.0000000000007241
3. Kapur VK, Auckley DH, Chowdhuri S, Kuhlmann DC, Mehra R, Ramar K, Harrod CG. Clinical Practice Guideline for Diagnostic Testing for Adult Obstructive Sleep Apnea: An American Academy of Sleep Medicine Clinical Practice Guideline. Journal of Clinical Sleep Medicine (2017) 13:479–504. doi: 10.5664/ jcsm.6506
4. Lacedonia D, Carpagnano GE, Patricelli G, Carone M, Gallo C, Caccavo I, Sabato R, Depalo A, Aliani M, Capozzolo A, et al. Prevalence of comorbidities in patients with obstructive sleep apnea syndrome, overlap syndrome and obesity hypoventilation syndrome. Clin Respir J (2018) 12:1905–1911. doi: 10.1111/crj.12754
5. Oshita H, Ito N, Senoo M, Funaishi K, Mitama Y, Okusaki K. The STOP-Bang Test Is Useful for Predicting the Severity of Obstructive Sleep Apnea. JMA J (2020) 3:347–352. doi: 10.31662/jmaj.2020-0002
6. Shawon MSR, Perret JL, Senaratna C v., Lodge C, Hamilton GS, Dharmage SC. Current evidence on prevalence and clinical outcomes of co-morbid obstructive sleep apnea and chronic obstructive pulmonary disease: A systematic review. Sleep Med Rev (2017) 32:58–68. doi: 10.1016/j.smrv.2016.02.007
7. Tom C, Roy B, Vig R, Kang DW, Aysola RS, Woo MA, Harper RM, Kumar R. Correlations Between Waist and Neck Circumferences and Obstructive Sleep Apnea Characteristics. Sleep Vigil (2018) 2:111–118. doi: 10.1007/s41782-018-0041-1
8. Venkateswaran S, Tee A. Overlap syndrome between chronic obstructive pulmonary disease and obstructive sleep apnoea in a Southeast Asian teaching hospital. Singapore Med J (2014) 55:488–492. doi: 10.11622/smedj.2014117.


1. Lê Xuân Vựng, Ngô Quý Châu, Vũ Văn Giáp. Một số yếu tố nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện tại trung tâm hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam (2022) 519:275–8. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/download/3667/3368
2. Choi K-M, Thomas RJ, Kim J, Lee SK, Yoon DW, Shin C. Overlap syndrome of COPD and OSA in Koreans. Medicine (2017) 96:e7241. doi: 10.1097/MD.0000000000007241
3. Kapur VK, Auckley DH, Chowdhuri S, Kuhlmann DC, Mehra R, Ramar K, Harrod CG. Clinical Practice Guideline for Diagnostic Testing for Adult Obstructive Sleep Apnea: An American Academy of Sleep Medicine Clinical Practice Guideline. Journal of Clinical Sleep Medicine (2017) 13:479–504. doi: 10.5664/ jcsm.6506
4. Lacedonia D, Carpagnano GE, Patricelli G, Carone M, Gallo C, Caccavo I, Sabato R, Depalo A, Aliani M, Capozzolo A, et al. Prevalence of comorbidities in patients with obstructive sleep apnea syndrome, overlap syndrome and obesity hypoventilation syndrome. Clin Respir J (2018) 12:1905–1911. doi: 10.1111/crj.12754
5. Oshita H, Ito N, Senoo M, Funaishi K, Mitama Y, Okusaki K. The STOP-Bang Test Is Useful for Predicting the Severity of Obstructive Sleep Apnea. JMA J (2020) 3:347–352. doi: 10.31662/jmaj.2020-0002
6. Shawon MSR, Perret JL, Senaratna C v., Lodge C, Hamilton GS, Dharmage SC. Current evidence on prevalence and clinical outcomes of co-morbid obstructive sleep apnea and chronic obstructive pulmonary disease: A systematic review. Sleep Med Rev (2017) 32:58–68. doi: 10.1016/j.smrv.2016.02.007
7. Tom C, Roy B, Vig R, Kang DW, Aysola RS, Woo MA, Harper RM, Kumar R. Correlations Between Waist and Neck Circumferences and Obstructive Sleep Apnea Characteristics. Sleep Vigil (2018) 2:111–118. doi: 10.1007/s41782-018-0041-1
8. Venkateswaran S, Tee A. Overlap syndrome between chronic obstructive pulmonary disease and obstructive sleep apnoea in a Southeast Asian teaching hospital. Singapore Med J (2014) 55:488–492. doi: 10.11622/smedj.2014117.