BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ BIẾN THỂ GIẢI PHẪU THƯỜNG GẶP TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH Ở 200 BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Nguyễn Văn Quế1,, Mai Thế Cảnh1, Bùi Văn Lệnh1
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số biến thể giải phẫu mũi xoang thường gặp trên cắt lớp vi tính ở các bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu 200 bệnh nhân (BN) viêm xoang mạn tính đã được chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả: 63,5% BN có bất thường vách ngăn mũi, lệch vách ngăn gặp trong tất cả các BN, theo phân loại của Mladina nhóm I chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,2%, tiếp đến là nhóm III, II ,VII và V gặp ở lần lượt 18,9%, 17,3%, 16,5% và 15%. Biến thể giải phẫu cuốn mũi gặp ở 54,5%, trong đó xoang hơi cuốn mũi hay gặp nhất. Biến thể giải phẫu mỏm móc hay gặp nhất là xoang hơi mỏm móc với 7%. Tế bào Haller gặp ở 46% BN, kích thước trung bình của tế bào Haller bên phải là 4,89mm và bên trái là 5,04mm. Tế bào đê mũi gặp ở 85% BN, kích thước trung bình của tế bào đê mũi bên phải là 6,38mm và bên trái là 6,59mm. Kích thước trung bình của bóng sàng bên phải là 8,9mm, bên trái là 9,32mm. Tắc phức hợp lỗ ngách gặp ở 76,5% BN, vị trí hay gặp nhất là ống xoang hàm, tiếp đến là phễu sàng. Kết luận: Nghiên cứu thực hiện ở 200 BN viêm xoang mạn tính, kết quả cho thấy biến đổi giải phẫu tế bào Onodi hay gặp nhất, tiếp đến là tế bào đê mũi và lệch vách ngăn mũi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hải, L.C.Đ., “Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm xoang hàm một bên”. 2018, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Shpilberg KA, Daniel SC, Doshi AH, Lawson W, Som PM. CT of Anatomic Variants of the Paranasal Sinuses and Nasal Cavity: Poor Correlation With Radiologically Significant Rhinosinusitis but Importance in Surgical Planning. AJR Am J Roentgenol. 2015; 204(6):1255-1260. doi:10.2214/AJR.14.13762
3. Deutschmann MW, Yeung J, Bosch M, Lysack JT, Kingstone M, Kilty SJ, Rudmik LR. Radiologic reporting for paranasal sinus computed tomography: a multi-institutional review of content and consistency. The Laryngoscope. 2013;123(5):1100-1105. doi: 10.1002/lary.23906
4. Azila A, Irfan M, Rohaizan Y, Shamim AK. The prevalence of anatomical variations in osteomeatal unit in patients with chronic rhinosinusitis. Med J Malaysia. 2011;66(3):191-194.
5. Sam A, Deshmukh PT, Patil C, Jain S, Patil R. Nasal Septal Deviation and External Nasal Deformity: A Correlative Study of 100 Cases. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg. 2012; 64(4):312-318. doi:10.1007/s12070-011-0311-x
6. FADDA GL, ROSSO S, AVERSA S, PETRELLI A, ONDOLO C, SUCCO G. Multiparametric statistical correlations between paranasal sinus anatomic variations and chronic rhinosinusitis. Acta Otorhinolaryngol Ital. 2012;32(4):244-251.
7. Khanobthamchai K, Shankar L, Hawke M, Bingham B. The secondary middle turbinate. J Otolaryngol. 1991;20(6):412-413.
8. Stallman JS, Lobo JN, Som PM. The Incidence of Concha Bullosa and Its Relationship to Nasal Septal Deviation and Paranasal Sinus Disease. Am J Neuroradiol. 2004;25(9):1613-1618.
9. Junior FVA, Rapoport PB. Analysis of the Agger nasi cell and frontal sinus ostium sizes using computed tomography of the paranasal sinuses. Braz J Otorhinolaryngol. 2013;79(3):285-292. doi:10.5935/1808-8694.20130052
10. Mathew R, Omami G, Hand A, Fellows D, Lurie A. Cone beam CT analysis of Haller cells: prevalence and clinical significance. Dentomaxillofacial Radiol. 2013;42(9):20130055. doi:10.1259/dmfr.20130055