KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA NGƯỜI BÁN THUỐC Ở MỘT SỐ NHÀ THUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

Nguyễn Minh Nam1, Nguyễn Thị Thu Hậu2, Đặng Thị Kiều Nga3, Nguyễn Thị Diệu Linh1, Trần Thị Lan Chi1, Thiều Văn Đường4, Đỗ Văn Mãi5,
1 Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
2 Công ty TNHH Dược phẩm Gigamed
3 Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Tây Đô
5 Trường Đại học Nam Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Việc bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc; kiến thức về sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý còn hạn chế; thói quen tự sử dụng và lạm dụng kháng sinh của người dân được xem là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Việc đánh giá thực trạng bán kháng sinh tại các nhà thuốc trong cộng đồng là rất cần thiết để có các biện pháp giảm tình trạng đề kháng kháng sinh. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả cho thấy kiến thức của người bán thuốc có điểm trung bình 7,89 ± 1,32 điểm, mức điểm kém chiếm 2,0%, mức điểm trung bình chiếm 26,7% và mức điểm tốt chiếm 71,3%. Tỷ lệ người bán thuốc trình độ đại học trở lên có kiến thức tốt về kháng sinh cao gấp 1,7 lần so với người có trình độ trung cấp và cao đẳng. Tỷ lệ người phụ trách chuyên môn có kiến thức về kháng sinh chưa tốt cao hơn 50% so với nhân viên bán thuốc (95% CI: 0,3 – 1,0; p = 0,06). Kết luận kiến thức về kháng sinh của người bán thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh là khá tốt tuy nhiên cần tuân thủ chặt chẽ các quy định bán kháng sinh tại nhà thuốc để vấn đề sử dụng kháng sinh trong cộng đồng hợp lý hơn

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Kính (2010). “Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam”. Global Antibiotic Resistance Partnership. 2010:3-4.
2. Yamane, T. (1967). Statistics: An introductory analysis (2nd ed.). New York: Harper and Row.
3. S. Zawahir, S. Lekamwasam, P. Aslani (2019). “A cross-sectional national survey of community pharmacy staff: Knowledge and antibiotic provision”. PloS one. 14(4):e0215484.
4. M. R. Sarwar, A. Saqib, S. Iftikhar, T. Sadiq (2018). “Knowledge of community pharmacists about antibiotics, and their perceptions and practices regarding antimicrobial stewardship: a cross- sectional study in Punjab, Pakistan”. Infect Drug Resist.11:133-145.
5. Z. Al-Faham, G. Habboub, F. Takriti (2011). “The sale of antibiotics without prescription in pharmacies in Damascus, Syria”. J Infect Dev Ctries. 5(5):396-399.
6. S. Del Fiol Fde, S. Barberato-Filho, L. C. Lopes, C. Bergamaschi Cda, R. Boscariol (2015). “Assessment of Brazilian pharmacists' knowledge about antimicrobial resistance”. J Infect Dev Ctries. 9(3):239-243.
7. S. S. Kim, S. Moon, E. J. Kim (2011). “Public knowledge and attitudes regarding antibiotic use in South Korea”. J Korean Acad Nurs. 41(6):742-749.
8. M. A. Hadi, N. A. Karami, A. S. Al-Muwalid, et al (2016). “Community pharmacists' knowledge, attitude, and practices towards dispensing antibiotics without prescription (DAwP): a cross- sectional survey in Makkah Province”, Saudi Arabia. Int J Infect Dis. 47:95-100