CĂN NGUYÊN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH NHIỄM KHUẨN SƠ SINH THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT[1]
Mục tiêu: Xác định căn nguyên và kết quả điều một số bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh thường gặp tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trong thời gian từ 1/2022-12/2022 trên 227 trẻ sơ sinh được chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh và có kết quả nuôi cấy dương tính tại khoa Hồi sức sơ sinh và khoa Sơ sinh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Căn nguyên trẻ viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 52,8%, tiếp theo là nhiễm khuẩn huyết chiếm 47,6%, viêm da chiếm 10,1%, Có 1 trường hợp viêm màng não mũ chiếm 0,4%. Kết quả phân lập vi khuẩn căn nguyên gây bệnh viêm da cho thấy 100% do tụ cầu vàng; Kết quả phân lập vi khuẩn ở bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết cho thấy tỷ lệ cao nhất là vi khuẩn Klebsiella pneumoniae chiếm 30,6%, sau đó là vi khuẩn Staphylococcus aureus chiếm 18,5%; Kết quả phân lập vi khuẩn ở bệnh nhi viêm phổi cho thấy cao nhất là vi khuẩn Klebsiella pneumoniae chiếm 42,9%. Tỷ lệ khỏi bệnh chiếm 80,2%; thời gian nằm viện trung bình là 28,6 ± 25,3 ngày. Kết luận: Kết quả phân lập vi khuẩn cho thấy có nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó đa số là vi khuẩn Klebsiella pneumoniae ở bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết, vi khuẩn tụ cầu vàng ở bệnh viêm da. Tỷ lệ tử vong chiếm khá cao
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Nhiễm khuẩn sơ sinh, cấy máu, viêm phổi.
Tài liệu tham khảo
2. Trương Lệ Thi, Khu Thị Khánh Dung, Phan Đình Toàn. Mô hình bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2019-2020. Tạp chí Nhi Khoa, 2020.
3. Trần Diệu Linh. Một số nhận xét về tình hình nhiễm khuẩn sơ sinh sớm ở trẻ đủ tháng tại trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Tạp chí Phụ Sản, 2005; 13 (2).
4. Dương Quốc Trưởng, Đỗ Thái Sơn, Dương Ngọc Ngà và CS. Kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại trung tâm Nhi Khoa bệnh viện Nhi Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí y học Việt Nam.2022; 1 (512), tr 147-151.
5. Nguyễn Thanh Hà, Trần Đình Long. Nghiên cứu lâm sàng Nhiễm Khuẩn sơ sinh sớm và một số yếu tố liên quan tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương. Tạp chí Nhi Khoa, 2006, 14, tr.42-47.
6. Betty Chacko, Inderpreet Sohi. Early onset neonatal sepsis. The Indian Journal of Pediatrics, 2005; 72(1), 23.
7. Nguyễn Thị Thanh Hà, Cam Ngọc Phượng, Lê Hồng Dũng và cộng sự. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 2011; 15 (3).
8. Nguyễn Thanh Liêm, Lâm Thị Mỹ. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, huyết học, vi trùng học ở trẻ sơ sinh sanh non bị nhiễm trùng huyết tại bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 1-99 đến 1-04. Tạp chí y học TP. Hồ chí Minh, 2005; 9 (1), tr. 196-201.
9. Phạm Thị Phương. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu nhận xét kết quả điều trị bệnh viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Tạp chí nghiên cứu và thực hành Nhi Khoa, 2020;1, tr.38-43.