ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Thanh Thủy Nguyễn1,, Kim Liên Phạm2
1 Trường Đại học Y dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích một số yêu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 47 bệnh nhânsốc nhiễm khuẩn. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,4 ±15,2. Tuổi cao nhất là 92 và tuổi thấp nhất là 15. Giới tính nam chiếm tỷ lệ cao hơn 76,6%, nữ chỉ chiếm 23,4%.Đa phần các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có không có sốt hoặc sốt nhẹ. Sốt cao chỉ chiếm 23,4%, trong khi đó tỉ lệ bệnh nhân không sốt chiếm cao nhất tới 61,7%. Vị trí ổ nhiễm khuẩn tiên phát thường gặp chủ yếu là cơ quan hô hấp và tiêu hóa, trong đó hô hấp chiếm 44,7%, tiêu hóa là 34%. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn chỉ cho kết quả dương tính 17%. Gía trị trung bình lactat máu của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là 6,82 ± 4,16. Đa số bệnh nhân có gái trị lactat máu > 6 mmol/l chiếm tỉ lệ 51,1%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% giữa tình trạng rối loạn đông máu, thở máy xâm nhập và kết cục ra viện ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Kết luận: Bệnh nhân tuổi càng cao càng có nguy cơ sốc nhiễm khuẩn cao hơn. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Ổ nhiễm khuẩn tiên phát thường gặp nhất là cơ quan hô hấp, tỉ lệ cấy máu dương tính thấp. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% giữa tình trạng rối loạn đông máu, thở máy xâm nhập và kết cục ra viện ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Angus DC. L-ZW, Lidicker J. et al (2001). "Epidemiology of severe sepsis in the unite States: analysis of incidence, outcome, and associated cost of care", Crit Care Med, 29, pp.1303-1310, pp.
2. Chertoff J. CM, Garcia B., et al (2015). Lactate kinetics in sepsis and septic shock: a review of the literature and rationale for further research. J Intensive Care, 3(39), 1–4, pp.
3. Vũ Hải Yến (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng- cận lâm sàng và kết quả của liệu pháp điều trị sớm theo mục tiêu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 34-55.
4. Phạm Quốc Dũng LTVH, Nguyễn Mạnh Dũng (2019), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ một số cytokine ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn", Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. Tập 14 - số 4, pp.
5. Phạm Tuấn Đức (2011). Đánh giá thay đổi vận chuyển ôxy và tiêu thụ ôxy trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Luận văn thạc sỹ y học TĐ, pp.
6. Trần Minh Điển (2010). Nghiên cứu kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong trong sốc nhiễm khuẩn trẻ em. Luận án tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 55-87
7. Tseng YC. WJ, Wu FLL. et al. (2007), "Prognosis of adult patients with bacteremia caused by extensively resistant Acinetobacter baumannii", Diagnostic Microbiology and Infectious Disease, 59, pp.181-190, pp.
8. Mai Văn Cường (2011). Nghiên cứu sự liên quan giữa áp lực tĩnh mạch trung tâm và áp lực mao mạch phổi bít ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn và sốc tim. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện. Trường Đại học Y Hà Nội. Tr 29-53.
9. Vincent JL SY, Sprung CL, Ranieri VM, Reinhart K, Gerlach H, Moreno R, Carlet J, Le Gall JR, Payen D (2006). Sepsis Occurrence in Acutely Ill Patients Investigators. Sepsis in European intensive care units: results of the SOAP study. Crit Care Med. 34:344-53, pp.