HIỆU QUẢ CAN THIỆP MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP CHỨC NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY SAU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng tại nhà về mức độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh sau đột quỵ não ở Thành phố Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện trên 162 người bệnh đột quỵ não. Kết quả: Sau can thiệp 6 tháng, ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê từ 55,6% xuống 33,3%. Mức độ độc lập đã tăng từ 1,2% lên 8,6% so với trước can thiệp. Ở thời điểm 1 năm sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh có mức độ phụ thuộc hoàn toàn giảm có ý nghĩa thống kê xuống 17,3%, mức độ độc lập tăng lên 34,6% (p < 0,001). Hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng trong việc cải thiện mức độ độc lập ở thời điểm 6 tháng đạt 17,0%, ở thời điểm 1 năm đạt 28,0%. Kết luận: Bài tập phục hồi chức năng tại nhà có hiệu quả trong việc cải thiện mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau đột quỵ não.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phục hồi chức năng, độc lập chức năng, sau đột quỵ não
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Tấn Dũng (2012), Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tai biến mạch máu não tại Đà Nẵng, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Trần Thị Mỹ Luật (2008), Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng - PHCN tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên.
4. Trịnh Viết Thắng (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não và hiệu quả bài tập phục hồi chức năng tại nhà ở Khánh Hòa, Luận Án Tiến Sỹ Y Học, Học Viện Quân Y, Hà Nội.
5. Nakao S., et al. (2010), "Relationship between Barthel Index scores during the acute phase of rehabilitation and subsequent ADL in stroke patients", J Med Invest. 57(1-2), pp. 81-8.