ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO THANG ĐIỂM FINDRISC TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA 115 NGHỆ AN NĂM 2022

Hồ Thị Dung1,, Nguyễn Thị Linh1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mức độ dự báo nguy cơ đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp trong vòng 10 năm bằng thang điểm Findrisc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 165 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Tất cả đều được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng. Kết quả: Trong 8 yếu tố cấu thành nên thang điểm Findrisc: các yếu tố về chỉ số BMI, vòng bụng, vận động thể lực hàng ngày, tiền sử có người thân được chẩn đoán mắc ĐTĐ là các yếu tố nguy cơ quan trọng. Diện tích dưới đường cong Roc lần lượt là 0,747; 0,844; 0,635; 0,621. Áp dụng thang điểm Findrisc, chúng tôi thấy điểm cắt tối ưu để phát hiện ĐTĐ là 9,5 điểm (Se= 0,673; Sp= 0,603; p=0,001). Nếu điều chỉnh chỉ số BMI và VB phù hợp với người Châu Á, điểm cắt tối ưu để phát hiện ĐTĐ là 11,5 điểm (Se= 0,714; Sp= 0,595; p=0,000). Dự báo nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 trong vòng 10 năm tới theo thang điểm Findrisc có điều chỉnh BMI và VB cao hơn so với sử dụng thang điểm Findrisc cổ điển:  13,02% so với 7,58% ở nam giới; 13,24% so với 8,89% ở nữ giới. Kết luận: Thang điểm Findrisc theo khung Châu Á nên được áp dụng rộng rãi để tầm soát ĐTĐ type 2 trên những đối tượng có nguy cơ ở Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Ích Thành và cộng sự (2019), Dự báo nguy cơ mắc đái tháo đường trên những đối tượng 30- 69 tuổi tại thành phố Đà Nẵng, in Số 35. Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường
2. Nguyễn Thế Vinh (2020), Sử dụng thang điểm Findrisc trong sàng lọc đái tháo đường typ 2.
3. Nguyễn Văn Vy Hậu (2011), Nghiên cứu dự báo nguy cơ đái tháo đường type 2 bằng thang điểm FINDRISC ở các đối tượng tiền đái tháo đường từ 45 tuổi trở lên tại bệnh viện trường đại học Y Dược Huế, in Luận văn Thạc sỹ y học chuyên ngành nội khoa Trường Đại học Y Dược Huế
4. Petrie, J.R., T.J. Guzik, and R.M. Touyz, Diabetes, Hypertension, and Cardiovascular Disease: Clinical Insights and Vascular Mechanisms. Can J Cardiol, 2018. 34(5): p. 575-584.