NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA BÁC SĨ CÔNG TÁC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ

Nguyễn Thành Lâm1,, Nguyễn Phương Hoa1, Nguyễn Thị Tuyết Nhung1, Phạm Ngân Giang1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT[1]


Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. Trên thế giới, mỗi năm bệnh lao ghi nhận trên 10 triệu trường hợp mắc mới, và là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu (trên cả HIV/AIDS). Hiện nay, Việt Nam là một trong các nước trên thế giới có tỷ lệ lưu hành bệnh lao ở mức cao. Điều này dẫn đến yêu cầu cấp thiết triển khai chương trình phòng chống lao trên toàn quốc để dự phòng, phát hiện và điều trị các trường hợp mắc bệnh đạt hiệu quả. Trong đó, việc nâng cao kiến thức, thực hành cho bác sĩ điều trị bệnh lao ở tuyến cơ sở (trạm y tế xã/phường) là một trong những nội dung ưu tiên nhất. Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh lao của bác sĩ công tác tại trạm y tế xã ở một số tỉnh miền Bắc năm 2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh lao của 335 bác sĩ công tác tại các trạm y tế tham gia nghiên cứu. Thời gian thực hiện từ tháng 9/2019 đến 10/2020. Thông tin được thu thập thông qua bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: Đặc điểm nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 40,3 ± 9,2 với thâm niên công tác 15,3 ± 9,2 năm và tỷ lệ theo giới tính nam/nữ tương đương 1/1. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bác sĩ có tham gia lớp tập huấn về bệnh lao có khả năng trả lời đúng trên 70% số câu hỏi về kiến thức bệnh lao cao hơn 1,68 lần so với nhóm bác sĩ không tham gia tập huấn (aOR=1,68; 95%CI= 1,047-2,712).


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Zaman K (2010). Tuberculosis: a global health problem. J Health Popul Nutr, 28(2), 111-3.
2. Migliori G.B, Ong C.W.M, Petrone L et al (2021). The definition of tuberculosis infection based on the spectrum of tuberculosis disease. Breathe (Sheff), 17(3), 210079.
3. Fukunaga R, Glaziou P, Harris J.B et al (2021). Epidemiology of Tuberculosis and Progress Toward Meeting Global Targets - Worldwide, 2019. MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 70(12), 427-430.
4. Hoa N.P, Diwan V.K and Thorson A.E (2005). Diagnosis and treatment of pulmonary tuberculosis at basic health care facilities in rural Vietnam: a survey of knowledge and reported practices among health staff. Health Policy, 72(1), 1-8.
5. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (2018). Tổng quan quốc gia về Nhân lực y tế Việt Nam [‎Human resources for health country profiles : Viet Nam]‎, .
6. Vigenschow A, Edoa J.R, Adegbite B.R et al (2021). Knowledge, attitudes and practices regarding tuberculosis amongst healthcare workers in Moyen-Ogooué Province, Gabon. BMC Infect Dis, 21(1), 486.
7. Naseer M, Khawaja A, Pethani A.S et al (2013). How well can physicians manage tuberculosis? A public-private sector comparison from Karachi, Pakistan. BMC Health Serv Res, 13, 439.
8. Wu S, Li R, Su W et al (2019). Is knowledge retained by healthcare providers after training? A pragmatic evaluation of drug-resistant tuberculosis management in China. BMJ Open, 9(3), e024196.
9. Alene K.A, Adane A.A, Yifiru S et al (2019). Knowledge and practice of health workers about control and prevention of multidrug-resistant tuberculosis in referral hospitals, Ethiopia: a cross-sectional study. BMJ Open, 9(2), e022948.