THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG THỰC PHẨM, HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT CỦA NGƯỜI TỪ 25 ĐẾN 64 TUỔI TẠI THÁI BÌNH

Đỗ Hải Anh1,, Phạm Thị Vân Anh2
1 Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
2 Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng thừa cân, béo phì và thói quen sử dụng thực phẩm, hoạt động thể chất của người từ 25 đến 64 tuổi tại Thái Bình năm 2019. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên người từ 25 đến 64 tuổi sống tại 6 huyện, thành phố tỉnh Thái Bình. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu thừa cân, béo phì chiếm 11,8% và 0,7%. Trong đó, tỷ lệ thừa cân của nam cao hơn so với nữ (14,5% so với 9%) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Đối tượng tham gia nghiên cứu sống ở khu vực thành phố thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ 18,3%; 10,3% và sống ở khu vực nông thôn chiếm 0,8%; 0,6%. Tỷ lệ béo phì trung tâm dựa vào chỉ số vòng eo chiếm 18,1%. Ăn trái cây, rau xanh đạt nhu cầu khuyến nghị chiếm tỷ lệ 74,8% và 63,3%. Tỷ lệ sử dụng dầu thực vật, mỡ động vật và kết hợp dầu thực vật và mỡ động vật lần lượt là 67%; 17,1% và 15,9%. Đối tượng tham gia nghiên cứu có thói quen hoạt động thể chất ở cường độ vừa và nặng chiếm tỷ lệ 17,5% và 7%. Kết luận: nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ thừa cân, béo phì và thói quen sử dụng thực phẩm, hoạt động thể chất của người từ 25 đến 64 tuổi tại Thái Bình năm 2019.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hruby A, Hu FB (2015), "The Epidemiology of Obesity: A Big Picture", Pharmacoeconomics, 2015 Jul;33(7):673-89.
2. Nguyễn Thị Xuyên (2015), "Bệnh béo phì", Hướng dân chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết- chuyển hóa, Nhà xuất bản y học: Hà Nội. tr. 247- 254.
3. Cao Thị Thu Hương và Lê Danh Tuyên (2017), "Thừa cân- béo phì và các yếu tố xác định hội chứng chuyển hóa trên phụ nữ 25 – 59 tuổi tại hai phương, quận bắc Từ Liêm, Hà Nội", Tạp chí y học Việt Nam, tập 453, 2017. 4(1): tr. 57- 63.
4. Nguyễn Quốc Việt, Tạ Văn Bình, Đoàn Thái Hưng và cộng sự (2012), Nghiên cứu Hội chứng chuyển hóa tại một số khu vực nội thành Hà Nội (theo tiêu chuẩn IDF-2005), Tạp chí Y học thực hành, số 825(6), tr. 129-132.
5. World Health Organization (WHO) (1995), "Physical status: the use and interpretation of anthropometry: report of a WHO Expert Committee. Published 1995", Geneva, Switzerland: WHO Technical Report Series 854; p 378 http://whqlibdoc.who.int/trs/WHO_TRS_854.pdf
6. Bộ y tế và Cục y tế dự phòng (2015), "Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm", 2015.
7. Pischon T, Boeing H, Hoffmann K, Bergmann M, Schulze MB, Overvad K, van der Schouw YT, Spencer E, Moons KG, et al (2008), "General and abdominal adiposity and risk of death in Europe", N Engl J Med, 2008 Nov 13; 359(20): 2105-20.
8. WHO (2018), Obesity and overweight, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight.