TỶ LỆ BIẾN CỐ TIM MẠCH CHÍNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CÓ ST CHÊNH LÊN ĐÃ CAN THIỆP TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Trần Bá Hiếu1,, Võ Duy Văn1, Đoàn Tuấn Vũ1, Trần Ngọc Cầm2, Nguyễn Thùy Chinh2, Nguyễn Thị Thu Hoài2, Huỳnh Thị Nhung2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ của các biến cố tim mạch chính theo dõi dọc sau can thiệp và bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa các biến cố tim mạch chính với một số yếu tố nguy cơ. Đối tượng và phương pháp: 78 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng vành cấp có ST chênh lên được can thiệp động mạch vành từ 1/2019 đến tháng 12/2019 và được theo dõi 3 năm sau can thiệp. Phương pháp: Mô tả cắt ngang có theo dõi. Kết quả: Tỷ lệ các biến cố tim mạch chính là 15,4% trong đó tỷ lệ bệnh nhân tái can thiệp mạch vành 5,1%, bệnh nhân đột quỵ là 3,8%, tỷ lệ bệnh nhân NMCT tái phát là 3,8%, bệnh nhân tử vong do nguyên nhân tim mạch là 2,6%. Tuổi ≥ 75 tuổi (OR 1,04, p<0,05), RLLP máu (OR 1, p<0,05), Killip≥ 2 (OR 0,13, p<0,05) là các yếu tố nguy cơ độc lập của các biến cố tim mạch chính với p< 0,05. Kết luận: Tỉ lệ các biến cố tim mạch chính là 15,4%, tuổi ≥ 75 tuổi, Rối loạn lipid máu, Killip ≥ 2 là các yếu tố nguy cơ độc lập của các biến cố tim mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đông NT, Thành TT. "Các biến cố tim mạch chính trong vòng 6 tháng ở bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành bằng stent phủ thuốc". tạp chí tim mạch học Việt Nam. 2016.
2. Tuấn NQ. "Can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp". Nhà xuất bản y học. 2011;256.
3. Tuấn NQ, Quang NN, Linh ĐH. "Nhồi máu cơ tim và hội chứng vành cấp". Bệnh học nội khoa tập 1. 2018:227-55.
4. Danek BM. "Effect of Lesion Age on Outcomes of Chronic Total Occlusion Percutaneous Coronary Intervention: Insights From a Contemporary US Multicenter Registry". can J Cardiol. 2016;32(12).
5. P; EMM, al LVe. Predicting major adverse cardiac events after percutaneous coronary intervention: the Texas Heart Institute risk score. Am Heart J 2008;6(155):1068-74.
6. Sia C-H. "Association between smoking status and outcomes in myocardial infarction patients undergoing percutaneous coronary intervention". Sci rep. 2021;1(11).
7. TEO KK. "Cardiovascular Risk Factors and Prevention: A Perspective From Developing Countries". can J Cardiol. 2021;37(5).
8. Z G. "The evolution of percutaneous coronary intervention: from balloons to drug eluting stents". Med Arh. 2002;61(2):35-7