VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở THAI PHỤ ỐI VỠ NON TUỔI THAI TỪ 22-34 TUẦN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) và một số yếu tố liên quan ở thai phụ ối vỡ non tuổi thai từ 22-34 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 8/2021 đến tháng 10/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 trường hợp thai phụ ối vỡ non. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ có ối vỡ non bị VNĐSDD là 56%, trong đó tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo là 59,5%; nhiễm nấm Candida là 11,9%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ra khí hư. Tỷ lệ giữ thai trong 1 tuần từ lúc vào viện là 69%, và ≥ 30 ngày là 11,9%. Kết luận: Nhóm bệnh nhân có tiền sử sẩy, nạo hút thai có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm nhiễm đường sinh dục dưới, ối vỡ non.
Tài liệu tham khảo

2. ACOG. Practise Bulletin Premature Rupture of Membranes. 172. 2016;

3. Hanh TQ. Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại bệnh viện Sản nhi Nghệ An 2018-2019, . Luận văn Tiến sĩ Y học, Viện Sốt rét-kí sinh trùng Trung ương.; 2020.

4. Gia TP. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo và một số yếu tố liên quan ở thai phụ ba tháng cuối thai kì tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, BV Phụ sản thành phố Cần Thơ. 2017;

5. Aagaard K, Riehle K, Ma J. A metagenomic approach to characterization of the vaginal microbiome signature in pregnancy. PloS One. 2012;7:36466.

6. Nguyên PTT. Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn âm đạo ở phụ nữ mang thai quý II và quý III đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược Huế; 2018.

7. Anh NTK, cs. Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số đặc điểm liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối. Tạp chí Phụ sản 2020;18(2):23-29.
