KẾT QUẢ SỐNG THÊM 10 NĂM CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG GIAI ĐOẠN II-IVB SAU HÓA XẠ ĐỒNG THỜI TẠI BỆNH VIỆN K

Trần Hùng1,, Ngô Thanh Tùng1,2, Trần Thị Thanh Hương3,4
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Viện Ung thư Quốc gia
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cho đến nay tại bệnh viện K rất ít nghiên cứu theo dõi dài hạn vượt quá 5 năm và có thời gian đánh giá sống thêm 10 năm, đại đa số các nghiên cứu hóa xạ trên ung thư vòm mũi họng có thời gian theo dõi dưới 5 năm. Một nghiên cứu theo dõi dài hạn là cần thiết để đánh giá được tỷ lệ sống thêm cũng như thu thập được các dữ kiện sau đó như độc tính, sống thêm, chất lượng cuộc sống. Mục tiêu: “Đánh giá tỷ lệ sống thêm 10 năm của phác đồ hóa xạ trị đồng thời có/không hóa trị bổ trợ trên bệnh nhân ung thư vòm mũi họng giai đoạn II-IVB tại Bệnh viện K”. Đối tượng và phương pháp: Thu thập dữ liệu hồi cứu từ hồ sơ bệnh án và theo dõi tiến cứu trên 282 bệnh nhân ung thư vòm mũi họng điều trị hóa xạ đồng thời tại Bệnh viện K từ 1.1.2010 đến 31.12.2013. Kết quả: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ, sống thêm không bệnh và sống thêm không di căn xa 5 năm lần lượt là: 58,6%; 67,3% và 73,0%. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ, sống thêm không bệnh và sống thêm không di căn xa 10 năm lần lượt là: 40,3%; 56% và 67%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(3):209-249.
2. Salehiniya H, Mohammadian M, Mohammadian-Hafshejani A, Mahdavifar N. Nasopharyngeal cancer in the world: epidemiology, incidence, mortality and risk factors. World cancer research journal. 2018;5(1)
3. Pfister DG, Spencer S, Adelstein D, et al. Head and Neck Cancers, Version 2.2020, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology. Journal of the National Comprehensive Cancer Network. Jul 2020;18(7):873-898. doi:10.6004/jnccn.2020.0031
4. Bossi P, Chan A, Licitra L, et al. Nasopharyngeal carcinoma: ESMO-EURACAN Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. 2020;
5. Lee VH, Lam KO, Lee AW. Standard of Care for Nasopharyngeal Carcinoma (2018–2020). Nasopharyngeal Carcinoma. Elsevier; 2019:205-238.
6. Chen YP, Ismaila N, Chua MLK, et al. Chemotherapy in Combination With Radiotherapy for Definitive-Intent Treatment of Stage II-IVA Nasopharyngeal Carcinoma: CSCO and ASCO Guideline. Journal of Clinical Oncology. Mar 1 2021;39(7):840-859. doi:10.1200/JCO.20.03237
7. Au K, Ngan RK, Ng AW, et al. Treatment outcomes of nasopharyngeal carcinoma in modern era after intensity modulated radiotherapy (IMRT) in Hong Kong: a report of 3328 patients (HKNPCSG 1301 study). Oral Oncology. 2018;77:16-21.
8. McDowell L, Corry J, Ringash J, Rischin D. Quality of life, toxicity and unmet needs in nasopharyngeal cancer survivors. Frontiers in Oncology. 2020;10:930.
9. Li M, Zhang B, Chen Q, et al. Concurrent chemoradiotherapy with additional chemotherapy for nasopharyngeal carcinoma: A pooled analysis of propensity score‐matching studies. Head and Neck. 2021;43(6):1912-1927.
10. Blanchard P, Lee AW, Carmel A, et al. Meta-analysis of chemotherapy in nasopharynx carcinoma (MAC-NPC): An update on 26 trials and 7080 patients. Clinical and translational radiation oncology. 2022;32:59-68.