ĐÁNH GIÁ ĐỘ VỮNG ỔN CỦA IMPLANT VÙNG SAU HÀM DƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN CÓ SỬ DỤNG HỆ THỐNG MÁNG HƯỚNG DẪN PHẪU THUẬT IN 3D TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sự vững ổn của implant là tình trạng không lung lay implant trên lâm sàng, đây cũng là định nghĩa được đề xuất cho khái niệm tích hợp xương. Đạt được và duy trì sự vững ổn của implant là một trong những điều kiện tiên quyết để đạt được thành công trong điều trị phục hình trên implant.Một implant vững ổn có thể biểu hiện độ vững ổn khác nhau (nghĩa là mức độ di lệch hay kháng lại lực khác nhau), tùy thuộc vào những yếu tố liên quan đến xương, kĩ thuật phẫu thuật và thiết kế implant. Mục tiêu: đánh giá sự vững ổn của implant sau điều trị implant vùng cối lớn 1, 2 hàm dưới trên bệnh nhân có sử dụng hệ thống máng hướng dẫn phẫu thuật in 3d ngay sau cấy và sau 3 tháng. Đối tượng và phương tiện nghiên cứu: Tất cả các implant đều được thực hiện phẫu thuật tại Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 3/2021 đến tháng 6/2022. Phương tiện nghiên cứu- Máy chụp CBCT hiệu Galileos của hãng Sirona, Đức, đĩa lưu hình ảnh CBCT của bệnh nhân dưới dạng dữ liệu DICOM. Hệ thống quét Trios 3 để chuyển dữ liệu mẫu hàm thành dữ liệu kỹ thuật số với định dạng dữ liệu STL (standard template library). Phần mềm Blue Sky Plan dùng để thiết kế máng hướng dẫn phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa. Kết quả: Sự khác biệt về lực vặn implant theo giới tính, mật độ xương, đường kính và chiều dài implant không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Độ vững ổn implant trung bình tại thời điểm ngay sau khi phẫu thuật giá trị trung bình là 74,39 ISQ, tất cả đều > 60 ISQ, trong đó nhóm ≥70 ISQ chiếm đa số với 27 vị trí chiếm 84,4%, tiếp theo là nhóm 65 – 69 ISQ với 3 vị trí chiếm 9,4%. Thời điểm 3 tháng sau đó tăng lên 75,69 ISQ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,01). Kết luận: Lực vặn implant thuộc nhóm 30 – 35 Ncm chiếm đa số với 63%, chỉ số ISQ trung bình ghi nhận tại thời điểm cấy ghép là 74,41 ± 5,55. Sau 03 tháng chỉ số ISQ tăng lên 75,72 ± 5,34.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
máng hướng dẫn phẫu thuật in kỹ thuật số, sự vững ổn, ISQ.
Tài liệu tham khảo
2. Đàm Văn Việt (2013) Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Gültekin A, Şirali A, Gültekin P, et al. (2016), Clinical evaluation of the stability of implants placed at different supracrestal levels, Journal of Istanbul University Faculty of Dentistry, 50 (3):21-31.
4. Kotsovilis s, Fourmousis I, Karoussis IK, et al. (2009), A systematic review and meta-analysis on the effect of implant length on the survival of rough-surface dental implants, Journal of Periodontology, 80 (11):1700-1718.
5. Lages F S.,Oliveira DW D, Costa FO (2018), Relationship between implant stability measurements obtained by insertion torque and resonance frequency analysis: A systematic review, Clinical implant dentistry and related research, 20 (1):26-33.
6. Meredith N., Shagaldi F., Alleyne D., et al. (1997), The application of resonance frequency measurements to study the stability of titanium implants during healing in the rabbit tibia, Clinical oral implants research, 8 (3):234-243.
7. Misch C. E.,. Goodacre C. J,. Finley J. M, et al. (2005), Consensus conference panel report: crown-height space guidelines for implant dentistry-part 1, Implant dentistry, 14 (4):312-321.
8. Schnutenhaus S, Brunken L, Edelmann C, et al. (2020), Alveolar ridge preservation and primary stability as influencing factors on the transfer accuracy of static guided implant placement: a prospective clinical trial, BMC oral health, 20 (1):1-11.
9. Sarfaraz H, Johri S, Sucheta P, et al. (2018), Study to assess the relationship between insertion torque value and implant stability quotient and its influence on timing of functional implant loading, The Journal of the Indian Prosthodontic Society, 18 (2):139-146.
10. Sennerby L, Meredith N (2008), Implant stability measurements using resonance frequency analysis: biological and biomechanical aspects and clinical implications, Periodontol 2000, 47:51-66.