ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC VÀ TỶ LỆ LƯU HÀNH GEN BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA) CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 15 – 20 TUỔI TẠI TỈNH CAO BẰNG

Lục Thị Hiệp1,2, Bùi Thị Thu Hương2,, Hạc Văn Vinh2, Mai Anh Tuấn2, Nguyễn Tiến Dũng2, Nguyễn Phương Sinh2, Nguyễn Thị Phương Lan2
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Cao Bằng
2 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm huyết học và tỷ lệ lưu hành gen bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) của người dân từ 15 – 20 tuổi tại tỉnh Cao Bằng. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích trên đối tượng là 355 người dân từ 15 – 20 tuổi tại  tỉnh Cao Bằng từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2023. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ thiếu máu chung ở người 15-20 tuổi tại Cao Bằng là 19,1%; thiếu máu mức độ nặng là 1,4%, mức độ vừa là 7,6%, thiếu máu nhẹ là 10,1%; tỷ lệ thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là 24,8%; thiếu sắt đơn thuần là 1,4%; thiếu máu thiếu sắt là 4,2%, tỷ lệ bất thường huyết sắc tố là 6,2% theo kết quả điện di; Tỷ lệ chung mang gen thalassemia và huyết sắc tố là 23,9%; mang gen α-thalassemia là 17,7%; β-thalassemia là 5,6%, tỷ lệ mang đồng thời gen α- và β-thalassemia là 0,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Hemophilia và bệnh Thalassemia, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học, Hà Nôi.
3. Bộ Y tế (2021), Kết quả tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020, Hà Nội.
4. Bệnh tan máu bẩm sinh ở dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn: Thực trạng và giải pháp. https://sokhcn.langson.gov.vn/node/11871.
5. Nguyễn Kiều Giang và cộng sự (2016), “Thực trạng mang gen bệnh tan máu bẩm sinh ở phụ nữ dân tộc Tày tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, 448, tr. 13-20.
6. Đỗ Thị Thu Giang (2022), Nghiên cứu tần suất, đặc điểm lâm sàng và đột biến gen bệnh thalassemia ở trẻ dân tộc tày và dao tỉnh Tuyên Quang, Luận án tiến sỹ Nhi khoa, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
7. Phan Thị Thùy Hoa, Nguyễn Duy Thăng và CS (2011), “Nhận xét bước đầu về tình hình mang gen Thalassemia ở huyện Minh Hoá, Quảng Bình”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 15(4), 327–331.
8. Ngô Văn Nhật Minh, Nguyễn Minh Tâm, Bạch Quốc Khánh (2021), Dự Phòng bệnh Thalssasemia: Phương pháp chẩn đoán trước sinh và chẩn đoán trước chuyển phôi”, Tạp chí Y học Việt Nam, 502(5), tr.17-22.
9. WHO 2011, The Global Prevalence Of Anaemia, World Health Organization, Switerland.