ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LỖ NỀN SỌ TRÊN SỌ KHÔ NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Hoàng Thị Lệ Chi1,, Trịnh Xuân Đàn1, Nguyễn Thị Sinh1, Nguyễn Thị Bình1, Đoàn Thị Nguyệt Linh1
1 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 sọ khô người Việt nam trưởng thành để phân tích tần số xuất hiện, vị trí, hình dạng, kích thước của các lỗ nền sọ. Kết quả nghiên cứu cho thấy lỗ thị giác có kích thước trung bình là 3,69 × 4,36 mm, phần lớn lỗ hình bầu dục. Lỗ tròn có kích thước trung bình là 2,69 × 2,67 mm, xuất hiện lỗ phụ với tỷ lệ 1,7%. Lỗ bầu dục có kích thước trung bình là 6,29 × 3,62 mm đều có dạng hình bầu dục. Lỗ gai có kích thước trung bình là 2,47 × 2,10 mm, xuất hiện lỗ phụ với tỷ lệ 1,7%. Lỗ tĩnh mạch cảnh có kích thước trung bình là 11,9 × 5,72 mm, có xuất hiện cầu xương chia đôi lỗ trong 11,7% các trường hợp. Lỗ ống tai trong có kích thước trung bình là 4,04 × 4,46 mm. Lỗ ống hạ thiệt có kích thước trung bình là 4,71 × 3,51 mm. Lỗ lớn có kích thước trung bình là 34,28 × 29,28 mm. Lỗ tĩnh mạch liên lạc bướm xuất hiện với tỷ lệ 13,3% ở bên phải và 30% ở bên trái với kích thước trung bình là 1,17 × 0,99 mm. Lỗ chũm có kích thước trung bình là 1,95 × 1,85 mm, xuất hiện với tỷ lệ là 76,7 % ở bên phải và 86,7% ở bên trái. Hiểu biết về đặc điểm hình thái các lỗ nền sọ có ý nghĩa trong giải phẫu và nhân trắc học và góp phần giúp nhà lâm sàng xác định các lỗ để tránh làm tổn thương các thành phần đi qua các lỗ trong các trường hợp can thiệp ở vùng nền sọ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Giải phẫu học (2002), “Đầu mặt cổ- thần kinh” (Giáo trình giảng dạy sau đại học của Học viện Quân Y), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
2. Berge J. K., Bergmanra R. A. (2001), “Variations in size and insymmetry of foramina of the human skull”, Clin Anat, 14, pp. 406- 413.
3. Berlis A., Putz R., Schumacher M. (1992), “Direct and CT measurements of canals and foramina of the skull base”, The British Journal of Radiology, 65, pp. 653- 661.
4. Gray H. (2008), “Gray’Anatomy- 40th edition”, Longmans, Green and co. London-New York-Toronto.
5. Namita A. S., Rajendra S. G. (2011), “Morphometric evaluation and a report on the aberrations of the foramina in the intermediate region of the human cranialbase: A study of an Indian population”, Eur J Anat, 15(3), pp. 140- 149.
6. Pereira, Lopes, Santos et al. (2010), “Morphometric aspects of the jugular foramen in dry skulls of adult individuals in Southern Brazil”, J. Morphol. Sci., 27(1), pp. 3- 5.
7. Zdilla M. J., Hatfield S. A., McLean K. A. et al. (2016), “Circularity, Solidity, Axes of a Best Fit Ellipse, Aspect Ratio, and Roundness of the Foramen Ovale: A Morphometric Analysis With Neurosurgical Considerations”, J Craniofac Surg, 27(1), pp. 222- 228.