HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ DỌA ĐẺ NON BẰNG ATOSIBAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NAM ĐỊNH

Nguyễn Bích Hồng1,, Vũ Thị Én1, Ngô Văn Thư1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm và kết quả điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban của các thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định (BV PSNĐ). Đối tượng nghiên cứu: tất cả hồ sơ bệnh án điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban tại BVPSNĐ từ 1/2020 đến 6/2022. Kết quả điều trị: Có 30 thai phụ thỏa mãn điều kiện lựa chọn, trong đó 73,3% đơn thai; các trường hợp đơn thai chủ yếu là thai tự nhiên. Song thai chiếm 26,7%, trong đó 75% hỗ trợ sinh sản.  Kết quả điều trị: có 56,7 % điều trị thành công (giữ thai >48 giờ). Có mối liên quan giữa tuổi thai bắt đầu điều trị với kết quả giữ thai do p=0,043 < 0,05. Với những thai phụ cơn co tử cung (CCTC) tần số 3, không có trường hợp nào giữ thai được 7-14 ngày. Có mối liên quan giữa tần số CCTC với kết quả điều trị (p<0,05). Kết luận: Có cả thai đơn thai và song thai tham gia nghiên cứu. Đơn thai chủ yếu có thai tự nhiên; song thai phần lớn kết quả của hỗ trợ sinh sản. Có 56,7% thai phụ giữ thai thành công. Có mối liên quan giữa tuổi thai bắt đầu điều trị, tần số CCTC với kết quả giữ thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Managing complications in pregnancy and childbirth: a guide for midwives and doctors. Geneva: World Health Organization (WHO), Department of Reproductive Health and research; 2000, reprint 2007 (http://www.who.int/reproductivehealth/publications/maternal_perinatal_health/9241545879/en/, accessed 5 June 2019).
2. Lawn JE, Mwansa-Kambafwile J, Horta BL, Barros FC, Cousens S. (2010). Kangaroo mother care to prevent neonatal deaths due to preterm birth complications. Int J Epidemiol; 39 Suppl 1:i 144 – 54.
3. Howson CP, Kinney MV, Lawn JE. (2012). Born too soon: the global action report on preterm birth. Geneva, March of Dimes, The partnership for Maternal, Newborn and Child Health (PMNCH), Save the children, WHO.
4. Husslein P, Roura L, Dudenhausen J et al. Clinical practice evaluation of atosiban in preterm labour management in six European countries. BJOG,2006. 113(3): p105-110.
5. Van Vliet EOG, Nijman TAJ, Schuit E et al. Nifedipine versus atosiban for threatened preterm birth (APOTEL III): a multicenter, randomized controlled trial. Lancet. 2016(10033): 2117-2124.
6. Phạm Minh Giang (2020). Hiệu quả điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban tại Bệnh viện Phụ sản trung ương, Luận văn Thạc sỹ y học, trường Đại học y Hà Nội.
7. Nguyễn Thúy Hà (2008). Nghiên cứu tác dụng của Nifedipine trong điều trị dọa đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trong 5 năm (2004-2008) , Luận văn Thạc sỹ y học, trường Đại học y Hà Nội.