NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG ĐOÀN TẠI CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP

Thanh Bình Phạm 1,, Thị Mỹ Hạnh Hoàng 2, Đức Hữu Nguyễn 3, Thanh Tùng Nguyễn 4, Thị Thu Hiền Trần 1
1 Công đoàn Y tế Việt Nam
2 Nghiên cứu viên Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
3 Trường Đại học Công đoàn
4 Viện Công nhân và Công đoàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:  Mô tả thực trạng và nhu cầu của  người lao động tại các cơ sở y tế ngoài công lập và giải pháp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; nghiên cứu bàn giấy kết hợp với nghiên cứu thực địa 543 người lao động ở cơ sở y tế ngoài công lập đã thành lập và chưa thành lập công đoàn tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Kết quả: năm 2019 các cơ sở Y tế ngoài công lập có xu hướng gia tăng 14,5% so với năm 2018, nhưng chỉ có 0,65% tổ chức công đoàn được thành lập. Số liệu thống kê cơ sở y tế ngoài công lập chưa thống nhất giữa Sở Y tế và Liên đoàn Lao động. Người lao động tham gia tổ chức công đoàn được hưởng lợi nhiều hơn lao động ở các tổ chức chưa tham gia công đoàn về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và Phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm. Đặc biệt cơ sở đã thành lập công đoàn thì trang thiết bị bảo hộ đầy đủ có tỷ lệ 65,8% cao hơn so với tổ chức y tế ngoài công lập chưa thành lập công đoàn chỉ đạt 46,7%. Các đối tượng được phỏng vấn có 74.9% mong muốn các tổ chức đại diện người lao động bảo vệ tốt hơn cho người lao động; 71,9% cho biết họ không muốn có tổ chức đại diện người lao động không thuộc hệ thống công đoàn trong các cơ sở y tế ngoài công lập; còn lại 22,7% chưa biết lập trường, quan điểm của mình. Về phương pháp tập hợp đoàn viên thì trên 70% người được hỏi cho rằng phải kết hợp hai phương pháp từ dưới lên và từ trên xuống. Kết luận: đổi mới phương thức tập hợp người lao động ở cơ sở y tế ngoài công lập là yêu cầu cấp bách đối với các cấp công đoàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jacques Bourgeois, WilmerHale và Trường cao đẳng Châu Âu (2013): Một phân tích so sánh về các quy định được lựa chọn trong các hiệp định thương mại tự do – phần “Quy định FTA về tiêu chuẩn lao động”.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - FES (Hà Nội, 26/2/2014): Hội thảo quốc tế “Vấn đề lao động và vai trò của công đoàn trong hiệp định thương mại tự do (FTA) EU với các nước”.
3. TS. Phạm Thị Thu Lan (2020), Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA: Thực tiễn Mexico và bài học cho Việt Nam, NXB Lao động, HN.
4. ThS. Nguyễn Ngọc Sơn (2014), Tình hình tổ chức, cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu mới
5. Viện Công nhân và Công đoàn (2015), “Đổi mới mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động công đoàn hướng về đoàn viên và NLĐ thời gian tới”, Đề tài cấp TLĐ.
6. Viện Công nhân và Công đoàn (2015), “Dự báo tác động tới việc làm, QHLĐ và hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do” Đề tài cấp TLĐ.