ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIPOSOMAL DOXORUBICIN ĐƠN THUẦN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của liposomal doxorubicin đơn thuần trong điều trị ung thư buồng trứng tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng thiết kế mô tả hồi cứu kết hợp với tiến cứu trên 33 bệnh nhân có chẩn đoán mô bệnh học ung thư biểu mô buồng trứng từ 03/2022 đến 10/2022 tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng chung là 27,3%. Trong đó không có bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, 27,3% bệnh nhân đáp ứng một phần, 30,3% bệnh giữ nguyên, 42,4% bệnh tiến triển, Tỉ lệ kiểm soát bệnh 57,6%. Trung vị thời gian sống thêm không tiến triển trung bình là 38,3 tuần. Bệnh nhân có sự thay đổi về chỉ số toàn trạng và chỉ số CA125 tốt hơn nhưng chưa rõ rệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Phác đồ liposomal doxorubicin sử dụng điều trị ung thư buồng trứng tái phát kháng platin là phác đồ phù hợp về tính hiệu quả và an toàn, nên được áp dụng rộng rãi trên lâm sàng tại các cơ sở điều trị ung thư đặc biệt là các tuyến cơ sở
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư buồng trứng, liposomal doxorubicin
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Bá Đức, Đào Ngọc Phong (2008), Dịch tễ học bệnh ung thư, 19 – 21, Nhà xuất bản Y học.
3. Mutch D G, Orlando M, Goss T et al (2007), Randomized phase III trial of gemcitabine compared with pegylated liposomal doxorubicin in patients with platinum-resistant ovarian cancer, J Clin Oncol, 25(19), 2811-8.
4. Đồng Chí Kiên, Lê Thanh Đức (2021), Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát kháng platinum bằng phác đồ liposomal doxorubicin tại bệnh viện K, Tạp chí Y học Việt Nam, 2(156), 156-159.
5. Coleman R L, Brady W E, McMeekin D S et al (2011), A phase II evaluation of nanoparticle, albumin-bound (nab) paclitaxel in the treatment of recurrent or persistent platinum-resistant ovarian, fallopian tube, or primary peritoneal cancer: a Gynecologic Oncology Group study, Gynecol Oncol, 122(1), 111-5.
6. Donovan H S, Ward S E, Sereika S M et al (2014), Web-based symptom management for women with recurrent ovarian cancer: a pilot randomized controlled trial of the WRITE Symptoms intervention, J Pain Symptom Manage, 47(2), 218-30.
7. Đặng Tiến Giang (2017), Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát tại bệnh viện K, Luận văn thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Pfisterer J, Plante M, Vergote I et al (2006), Gemcitabine plus carboplatin compared with carboplatin in patients with platinum-sensitive recurrent ovarian cancer: an intergroup trial of the AGO-OVAR, the NCIC CTG, and the EORTC GCG, J Clin Oncol, 24(29), 4699-707.