NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG MẬT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Quế Anh Trâm1,, Lê Nguyễn Minh Hoa2
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường mật điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu gồm 115 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường mật được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An từ 06/2020 đến tháng 06/2022. Kết quả: Trong tổng số 115 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường mật được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An có Nam giới chiếm 54,8% quần thể nghiên cứu và nhóm bệnh nhân từ 60-79 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,7%. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường mật thường gặp nhất là sỏi mật với 85,2%, u đường mật chiếm 7,8%. Chiếm đa số là các trường hợp kết quả nuôi cấy được 1 loại vi khuẩn (86,1%). Các vi khuẩn có kết quả dương tính cao là Enterococcus (26,7%), E.Coli ESBL (-) (22,9%), E.coli ESBL (+) (16%), Klebsiella (7,6%) và Pseudomonas (7,6%). Kết luận: Chiếm tỷ lệ cao là các trường hợp kết quả nuôi cấy được là 1 loại vi khuẩn (86,1%), trong đó Enterococcus chiếm tỷ lệ cao nhất (26,7 %). Và không có mối liên hệ giữa giới tính và nhiễm khuẩn đường mật, tuổi càng cao thì khả năng mắc các bệnh lý đường mật càng lớn. Đau bụng là triệu chứng luôn có trong đó đau hạ sườn phải là triệu chứng hay gặp nhất với 94 bệnh nhân, chiếm 81,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sekimoto M., Takada T., Kawarada Y. và cộng sự. (2007). Need for criteria for the diagnosis and severity assessment of acute cholangitis and cholecystitis: Tokyo Guidelines. J Hepatobiliary Pancreat Surg, 14(1), 11–14.
2. Zimmer V. và Lammert F. (2015). Acute Bacterial Cholangitis. Viszeralmedizin, 31(3), 166–172.
3. Mohammad Alizadeh A.H. (2017). Cholangitis: Diagnosis, Treatment and Prognosis. J Clin Transl Hepatol, 5(4), 404–413.
4. Greenberger N.J. và Paumgartner G. (2014). Diseases of the Gallbladder and Bile Ducts. Harrison’s Principles of Internal Medicine. 19, McGraw-Hill Education, New York, NY.
5. Bộ Y tế (2015). Nhiễm khuẩn đường mật. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Nhà xuất bản Y học, 148–151.
6. Reuken P.A., Torres D., Baier M. và cộng sự. (2017). Risk Factors for Multi-Drug Resistant Pathogens and Failure of Empiric First-Line Therapy in Acute Cholangitis. PLoS One, 12(1), e0169900.
7. Trần Thị Lan Phương. Nghiên cứu về vi khuẩn trong dịch mật của bệnh nhân sỏi đường mật và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của chúng. Trường đại học Y Hà Nội. 2003.
8. Chandra S., Klair J.S., Soota K. và cộng sự. (2019). Endoscopic Retrograde Cholangio-Pancreatography-Obtained Bile Culture Can Guide Antibiotic Therapy in Acute Cholangitis. Dig Dis, 37(2), 155–160.
9. Salvador V.B.D.G., Lozada M.C.H., và Consunji R.J. (2011). Microbiology and antibiotic susceptibility of organisms in bile cultures from patients with and without cholangitis at an Asian academic medical center. Surg Infect (Larchmt), 12(2), 105–111.
10. Rupp C., Bode K., Weiss K.H. và cộng sự. (2016). Microbiological Assessment of Bile and Corresponding Antibiotic Treatment: A Strobe-Compliant Observational Study of 1401 Endoscopic Retrograde Cholangiographies. Medicine (Baltimore), 95(10), e2390.