ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT KẾT HỢP CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC ĐỘNG MẠCH CHẬU MẠN TÍNH TASC II C, D

Lê Đức Tín1,, Lâm Văn Nút1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Can thiệp động mạch chậu đã được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, những tổn thương phức tạp tầng chậu như TASC II C, D thì việc can thiệp đơn thuần gặp nhiều khó khăn vì những tổn thương này có kèm theo tầng động mạch đùi. Do đó, trong quá trình thực hành chúng tôi nhận thấy cần phối hợp với phương pháp mổ mở để giải quyết cùng lúc nhưng tổn thương này nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân tắc động mạch chi dưới mạn tính. Đó cũng là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch trong điều trị tổn thương động mạch chậu TASC II C, D. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch trong điều trị tắc động mạch chậu mạn tính TASC II C, D. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả:  Nghiên cứu có tuổi trung bình 69.2 ± 8.2, nam giới chiếm đa số, tổn thương TASC C và D lần lượt chiếm 26% và 74% mẫu nghiên cứu. Nong bóng phối hợp đặt giá đỡ chiếm 93,5%, phẫu thuật bóc nội mạc kèm tạo hình động mạch đùi bằng tĩnh mạch hiển chiếm 74,2%. Tỉ lệ thành công về kỹ thuật đạt 100%, tai biến là 19.5%. Theo dõi 1 năm, ghi nhận tỉ lệ lưu thông mạch máu thì đầu đạt 80,8%, tỉ lệ đoạn chi lớn là 3,8% và tỉ lệ tử vong là 7,7% mẫu nghiên cứu. Kết luận: Phẫu thuật kết hợp can thiệp điều trị tổn thương TASC II C, D trên những bệnh nhân tắc động mạch chậu mạn tính đã giúp cải thiện đáng kể triệu chứng lâm sàng, ít biến chứng, tỷ lệ thành công cao về kỹ thuật và lưu thông mạch máu thì đầu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Thu Hương, "Cập nhật khuyến cáo 2010 của hội tim mạch Việt Nam về chẩn đoán và điều trị Bệnh động mạch chi dưới", Viện tim mạch Việt Nam, 2010, Hà Nội, tr. 4.
2. Sharma G, Scully RE, Shah SK, et al. Thirty-year trends in aortofemoral bypass for aortoiliac occlusive disease. Journal of vascular surgery. Dec 2018;68(6):1796-1804.e2. doi:10.1016/j.jvs.2018.01.067
3. Chiu KW, Davies RS, Nightingale PG, Bradbury AW, Adam DJ. Review of direct anatomical open surgical management of atherosclerotic aorto-iliac occlusive disease. European journal of vascular and endovascular surgery: the official journal of the European Society for Vascular Surgery. Apr 2010;39(4):460-71. doi:10.1016/j.ejvs.2009.12.014
4. Mason RA, Smirnov VB, Newton GB, Giron F. Alternative procedures to aortobifemoral bypass grafting. The Journal of cardiovascular surgery. Mar- Apr 1989;30(2):192-7.
5. Marston W. A., et al., "Natural history of limbs with arterial insufficiency and chronic ulceration treated without revascularization", Journal of vascular surgery, 2006, 44(1), pp. 108-114.
6. Piotrowski JJ, Pearce WH, Jones DN, et al. Aortobifemoral bypass: the operation of choice for unilateral iliac occlusion? Journal of vascular surgery. Sep 1988;8(3):211-8. doi:10.1067/ mva.1988.avs0080211
7. Bredahl K, Jensen LP, Schroeder TV, Sillesen H, Nielsen H, Eiberg JP. Mortality and complications after aortic bifurcated bypass procedures for chronic aortoiliac occlusive disease. Journal of vascular surgery. Jul 2015;62(1):75-82. doi:10.1016/j.jvs.2015.02.025
8. Bosse C, Becquemin JP, Touma J, Desgranges P, Cochennec F. A Hybrid Technique to Treat Iliofemoral Lesions Using a Covered Stent Associated with Open Femoral Repair. Annals of vascular surgery. Jul 2020;66:601-608. doi:10.1016/j.avsg.2019.12.010
9. Maitrias P, Deltombe G, Molin V, Reix T. Iliofemoral endarterectomy associated with systematic iliac stent grafting for the treatment of severe iliofemoral occlusive disease. Journal of vascular surgery. Feb 2017;65(2):406- 413. doi:10.1016/j.jvs.2016.07.130
Kavanagh CM, Heidenreich MJ, Albright JJ, Aziz A. Hybrid external iliac selective endarterectomy surgical technique and outcomes. Journal of vascular surgery. Nov 2016; 64(5):1327-1334. doi:10.1016/j.jvs.2016.03.468